Ông H phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi có vi phạm pháp luật không?
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Pháp luật nước ta không cho phép phân biệt đối xử giữa con đẻ, con nuôi. Con đẻ và con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau.
Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
“Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng con chưa thành niên.
Khoản 3 Điều 67 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng quy định:
“Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.”
Đối chiếu với các quy định trên thì: Việc ông H không cho con nuôi đi học và bắt làm việc để thay cho con đẻ mình đi học vừa trái với đạo đức xã hội vừa vi phạm luật pháp. Nếu ông không chấm dứt ngay hành vi phân biệt đối xử của mình đối với con nuôi thì ông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?