Tôi muốn biết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp ốm đau, chết, tai nạn..
Bộ luật lao động (sửa đổi) và Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp ốm đau, chết, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
1. Chế độ trợ cấp ốm đau:
Khi ốm đau, người lao động được khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế.
Người lao động ốm đau có giấy chứng nhận của thầy thuốc cho nghỉ việc để chữa bệnh tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện thì được trợ cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội trả. Mức trợ cấp ốm đau phụ thuộc điều kiện làm việc, mức và thời gian đóng bảo hiểm xã hội do Chính phủ quy định.
Người lao động nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khỏe, do say rượu hoặc dùng chất ma tuý thì không được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau.
2. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người lao động bị tai nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:
- Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.
Trong thời gian người lao động nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải trả đủ lương và chi phí y tế cho người lao động từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Sau khi điều trị, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
Tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội trả.
Mức trợ cấp được quy định như sau:
a. Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo quy định dưới đây:
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần
Từ 5% đến 10%
Từ 11% đến 20%
Từ 21% đến 30% 4 tháng tiền lương tối thiểu
8 tháng tiền lương tối thiểu
12 tháng tiền lương tối thiểu
b. Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây:
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp hàng tháng
Từ 31% đến 40%
Từ 41% đến 50%
Từ 51% đến 60%
Từ 61% đến 70%
Từ 71% đến 80%
Từ 81% đến 90%
Từ 91% đến 100% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu
0,6 tháng tiền lương tối thiểu
0,8 tháng tiền lương tối thiểu
1,0 tháng tiền lương tối thiểu
1,2 tháng tiền lương tối thiểu
1,4 tháng tiền lương tối thiểu
1,6 tháng tiền lương tối thiểu
Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, nếu nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội trả.
Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.
Người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng hoạt động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống… được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng theo niên hạn.
Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng, khi vết thương tái phát được cơ quan bảo hiểm xã hội giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
3. Chế độ tử tuất:
Trong thời gian làm việc, nếu người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì thân nhân được nhận chế độ tử tuất và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp thêm một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Chế độ tử tuất được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên, người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết nếu có con chưa đủ 15 tuổi, vợ (hoặc chồng), bố, mẹ đã hết tuổi lao động mà khi còn sống người đó đã trực tiếp nuôi dưỡng, thì những thân nhân này được hưởng tiền tuất hàng tháng:
a) Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi.
b) Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng); vợ hoặc chồng; người đang nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên).
Mức tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân trên bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% mức tiền lương tối thiểu.
- Trường hợp người chết không có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, thì gia đình được hưởng chế độ tuất một lần nhưng không quá 12 tháng lương hoặc trợ cấp đang hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Cổng vào triển lãm quốc phòng 2024 như thế nào?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?