Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản đó thuộc hình thức sở hữu nhà nước.
Như vậy, mặc dù ông C đã chiếm hữu chiếc xe máy đó của ông D hơn 10 năm nhưng theo quy định của pháp luật ông C là người đã được ông D uỷ quyền quản lý chiếc xe máy đó nên ông C không thể trở thành chủ sở hữu đối với chiếc xe máy đó theo căn cứ về thời hiệu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?