-
Hợp đồng lao động
-
Người lao động
-
Lao động nữ
-
Lao động chưa thành niên
-
Lao động nam
-
Lao động nước ngoài
-
Người lao động dưới 18 tuổi
-
Đơn xin nghỉ việc
-
Đơn xin việc
-
Công đoàn
-
Tuổi nghỉ hưu
-
Chấm dứt hợp đồng lao động
-
Tranh chấp lao động
-
Kỷ luật lao động
-
Cho thuê lại lao động
-
Hợp đồng lao động vô hiệu
-
Thời giờ làm việc
-
Giao kết hợp đồng lao động
-
Tiền lương
-
Thời giờ nghỉ ngơi
-
Người sử dụng lao động
-
Thực hiện hợp đồng lao động
-
Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt

Người lao động mới tuyển dụng thời điểm để tính nâng lương là từ khi nào
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời gian tập sự thử việc không được tính vào thời gian xét để nâng lương.
Nên thời điểm để tính nâng lương là từ khi ký hợp đồng làm việc chính thức (sau khi hết hợp đồng thử việc)
Bạn có thể tham khảo thêm quy định tại Điều sau:
Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên - Thông tư Số: 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

Thư Viện Pháp Luật
- Mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023? Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023?
- Có những mô hình ban quản trị nhà chung cư nào? Chung cư có bắt buộc phải thành lập ban quản trị không?
- Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định theo pháp luật năm 2023 như thế nào?
- Công chức, viên chức có bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không? Những đối tượng nào được ưu tiên thi tuyển công chức?
- Mẫu báo cáo giám sát Đảng viên 2023? Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ gì đối với hoạt động kiểm tra, giám sát Đảng viên?