Mượn tiền bỏ trốn có bị truy tố hình sự không?
1. Theo quy định của pháp luật thì quan hệ vay mượn tiền, vay mượn tài sản là "quan hệ pháp luật dân sự" được quy định, giải quyết bằng Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo quy định tại Điều 255, Điều 256 và các quy định tại Mục 4, Chương XVIII Bộ luật dân sự năm 2005 thì bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền đó (trong trường hợp bên vay tiền không trả tiền đúng hẹn.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Vì vậy, bạn cần có chứng cứ về việc bên vay tiền đang cư trú tại địa chỉ nào thì tòa án nơi đó mới thụ lý vụ án để giải quyết.
Nếu bên vay tiền đã đi khỏi nơi cư trú mà bạn không rõ ở đâu thì tòa án không thể thụ lý, giải quyết vụ án cho bạn được.
2. Bạn cần phân biệt hai khái niệm: "Đi khỏi nơi cư trú" và "Bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản". Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sau khi vay được tài sản mà người vay không muốn trả lại tài sản (có mục đích chiếm đoạt) và thực hiện hành vi "bỏ trốn" nhằm chiếm đoạt tài sản thì mới bị xử lý hình sự theo điều luật này. Nếu người vay tiền không bỏ trốn, vẫn liên hệ với người cho vay, cơ quan công an nơi cư trú, gia đình, người thân vẫn liên lạc được với người vay tiền đó thì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự theo tội danh này.
Cư trú là quyền tự do của công dân được Hiến pháp và Luật cư trú quy định. Nếu người vay tiền đi làm ăn xa; đi chữa bệnh; đi du lịch; đi thăm bà con; bị uy hiếp mà phải lánh đi để bảo toàn tính mạng... mà không phải là hành vi "bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản" thì không thể xử lý hình sự. Đi khỏi nơi cư trú là hành vi thông thường của việc hay đổi nơi cư trú, còn bỏ trốn là thay đổi nơi cư trú có mục đích, có lý do nhằm trốn tránh sự tìm kiếm của chủ nợ, nhằm làm cho chủ nợ không thể tố cáo, khởi kiện để đòi nợ... nhằm mục đích không trả nợ thì hành vi này mới nguy hiểm cho xã hội và mới bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.
3. Để áp dụng Điều 140 Bộ luật hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có chứng cứ để chứng minh các điều kiện cần và điều kiện đủ khi một quan hệ pháp luật dân sự chuyển hóa thành quan hệ pháp luật hình sự (nguy hiểm cho xã hội sau đây:
- NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN BẰNG MỘT QUAN HỆ DÂN SỰ HỢP PHÁP -> GIAN DỐI (đưa ra thông tin sai lệnh làm cho chủ sở hữu tài sản hiểu lầm là mình chưa giao tài sản hoặc đã nhận lại tài sản) + MỤC ĐÍCH: NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (không muốn trả lại tài sản);
- NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT QUAN HỆ DÂN SỰ HỢP PHÁP -> BỎ TRỐN (đi khỏi nơi cư trú mà gia đình, người thân không biết hoặc che giấu; cơ quan quản lý về nhân khẩu không biết; bỏ đi có chủ định nhằm trốn tránh việc khiếu kiện, trốn tránh nghĩa vụ trả lại tài sản) + MỤC ĐÍCH CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (Không trả lại tài sản vay, mượn, thuê... nữa);
- NHẬN ĐƯỢC TÀI SẢN THÔNG QUA MỘT GIAO DỊCH DÂN SỰ HỢP PHÁP -> SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐÓ VÀO CÁC MỤC ĐÍCH BẤT HỢP PHÁP (như đánh bạc, buôn lậu...) -> MẤT KHẢ NĂNG TRẢ LẠI TÀI SẢN (không thể bồi thường được nữa).
Nếu xảy ra một trong ba trường hợp nêu trên (bao gồm tất cả các điều kiện cần, điều kiện đủ, thể hiện rõ mục đích chiếm đoạt, mất khả năng trả lại tài sản) thì mới có thể xử lý hình sự theo quy định tại Điều 140 BLHS. Còn nếu không thỏa mãn các dấu hiệu nêu trên thì vụ việc vẫn chỉ là quan hệ dân sự và sẽ được giải quyết bằng thủ tục tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?