Ép mẹ 73 tuổi cho đất cho tiền hợp thưc hóa đất

Chào Luật Sư, Nhà tôi có 7 anh em, ba tôi qua đời để lại di chúc 1/2 căn nhà cho 4 người con - chưa có tài sản. 3 ngươi kia đã được cho rồi. 4 người con và mẹ đã làm thủ tục nhận di sản thừa kế. Nay tôi thay mặt má tôi làm hổ sơ xin sữa nhà, trong lúc nộp hồ sơ bản vẽ, người con thứ 2 của má tôi yêu cầu để 2m đất làm đường ranh giới và lối đi riêng cho hắn. Má tôi đồng ý lập bản vẽ theo đề nghị của hắn ta. Nay, giấy phép xây dựng đã có, má tôi tiến hành thi công thì người con thứ 2 của má tôi yêu cầu má tôi phải bỏ tiền ra làm cửa đi riêng cho hắn, và đồng thời ép má tôi bỏ tiền làm hợp thức hóa phần 2m*6m đất làm lối đi riêng cho hắn. Tôi quá bức xúc không biết phải kiện người này ra sao. Má tôi đã 73 tuổi, người con thứ 2 này cứ ép má tôi quá sức, do má tôi sợ hắn hành hung do hắn ta đã nhiều lần gây sự với mấy người em và hù dọa má tôi.

Việc người con thứ 2 thúc ép mẹ thực hiện những điều như bạn trình bày thì về mặt đạo đức là không được: Con cái phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng cha mẹ chứ không được có những cử chỉ, lời nói, việc làm mang tính thúc ép, bắt buộc, hăm dọa cha mẹ mình vì làm như vậy là bất hiếu, là vô lễ đối với cha mẹ.

Về gốc độ pháp luật cũng là vi phạm: Pháp luật quy định quyền sở hữu tài sản của một cá nhân gồm ba quyền : Chiếm hữu, sử dụng và định đạt và không ai có quyền ép buộc cá nhân định đoạt tài sản trái với ý muốn của họ. Việc người con trai buộc mẹ mình phải nhường phần đất làm lối đi riêng cho hắn, làm cửa đi riêng cho nhà hắn và còn phải hợp thức hóa phần tài sản đó cho riêng hắn là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người mẹ và các người con có chung phần sở hữu từ thừa kế. Do vậy, để giải quyết vấn đề này thì trong gia đình cần họp lại để động viên, thuyết phục người con có hành vi ngang trái, tuyệt đối không phục tùng làm theo mù quáng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về sau. Nếu trong gia đình không thể thuyết phục được thì có thể làm đơn gời chính quyền địa phương yêu cầu can thiệp, giải quyết. Vì người con mới bắt ép chứ người mẹ chưa thực hiện, chưa xảy ra hậu quả và thiệt hại nên chưa thể khởi kiện. Trường hợp đã xảy ra thì chỉ có thể khởi kiện nếu có cơ sở chứng minh người mẹ do bị đe dọa mà thực hiện các giao dịch trái với ý muốn của mình. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
222 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào