Tranh chấp đất với người sử dụng đất liền kề thì tiến hành Hòa giải như thế nào?
Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất cũng là tranh chấp đất đai và theo quy định tại điều 202 Luật đất đai thì tranh chấp giữa UBND và cá nhân vẫn phải được hòa giải tại địa phương. Trong hòa giải tranh chấp đất đai, hai bên tranh chấp không gọi là nguyên đơn, bị đơn như trong giai đoạn tố tụng tại tòa án mà gọi chung là các bên tranh chấp. Theo quy định tại khoản 3 điều 202 nói trên thì chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải việc tranh chấp đất đai trong địa phương mình (không gọi là chủ tịch hội đồng hòa giải) không phân biệt một trong các bên tranh chấp là ai,đơn vị nào.
Trường hợp hòa giải không thành, nếu đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng thì thì theo khoản 1 điều 203 Luật đất đai, một trong các bên tranh chấp có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. Trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng mà một trong các bên tranh chấp là tổ chức thì gởi đơn đến UBND tỉnh để yêu cầu giải quyết. Nếu UBND tỉnh giải quyết nhưng chưa đồng ý thì có quyền tiếp tục gởi đơn đến Bộ TNMT giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa thành vụ án hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?