Tranh chấp đất đai nhà cửa của gia đình tôi
I. Về việc xác lập chủ quyền tài sản là quyền sử dụng đất
Chủ quyền tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng được xác lập thông qua các giao dịch như: mua bán, nhận tặng cho, được nhà nước giao đất, được hưởng thừa kế, chiếm hữu ngay tình và hợp pháp trong khoảng thời gian được pháp luật quy định.
Như bạn trình bày, quyền sử dụng đất là do bố mẹ bạn để lại nhưng hiện nay một số người trong gia đình bạn đã tự tiện kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chưa được tất cả các con (người thừa kế của cha mẹ bạn) đồng ý.
Trường hợp này xác định được có phát sinh tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến quyền thừa kế, bạn vui lòng xem nội dung tư vấn của chúng tôi như dưới đây.
II. Tranh chấp đất đai, thủ tục và thẩm quyền giải quyết.
Điều 202, 203 Luật Đất đai quy định: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở; Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành, nếu đương sự có Giấy chứng nhận thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Điều 25, điều 33, điều 35 Luật Tố tụng Dân sự quy định: tranh chấp tài sản (quyền sử dụng đất) sẽ được TAND cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn có thẩm quyền giải quyết.
Điều 161 Luật Tố tụng Dân sự quy định: Cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hồ sơ khởi kiện gồm có đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nếu xét thầy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này là không đúng thì bạn cần chuẩn bị các tài liệu chứng minh như: giấy tờ chứng minh thời điểm cha mẹ bạn chết để xác định quyền thừa kế của bạn và những thành viên còn lại cũng như thời hiệu khởi kiện chia thừa kế vẫn còn (hiện nay thời hiệu khởi kiện chia thừa kế được pháp luật quy định là 10 năm); các giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha mẹ và con; giấy tờ chứng minh nhân thân (CMND/hộ khẩu của người khởi kiện, người bị kiện).
Hồ sơ khởi kiện có thể được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến tòa án và sẽ được tòa án ghi vào sổ nhận đơn, thụ lý giải quyết trong vòng 5 ngày nếu hồ sơ khởi kiện là hợp lệ và đúng thẩm quyền giải quyết của mình. Đồng thời tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí để thực hiện việc nộp tạm ứng án phí trong vòng 15 ngày, tòa án sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí. Kể từ đây bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án với thời hạn 4 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng (tham khảo điều 161, 165, 166, 167, 171, 179 Bộ luật tố tụng Dân sự). Kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa và trong vòng 1 tháng phải mở phiên tòa xét xử vụ án; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Bạn căn cứ vào nội dung tư vấn của chúng tôi, đối chiếu với trường hợp của mình để xác định lý do tòa án không giải quyết vụ việc, để kéo dài đến 5 năm là có cơ sở hay không nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?