Về quyền thông tin

Gửi anh chị luật sư, Tôi có sử dụng số điện thoại của mạng Mobifone. Theo tôi được biết, mọi thông tin cá nhân liên quan đến KH phải được bảo mật, trừ trường hợp cơ quan công an điều tra cho mục đích công.  Tuy nhiên, gần đây, nhân viên của nhà mạng này đã truy nhập thông tin cá nhân, và gửi toàn bộ những nội dung tin nhắn/cuộc gọi của tôi cho một bên thứ 3, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của tôi. Vậy tôi muốn hỏi có luật nào áp dụng cho việc bảo mật thông tin cá nhân này không? Tôi có thể kiện nhà mạng hoặc nhân viên đó được không?  Rất mong anh chị giúp đỡ. Xin cảm ơn anh chị!

Quyền bí mật về thứ tín (trong trường hợp này là thư điện tử, tin nhắn trên điện thoại di động) được cả pháp luật dân sự và pháp luật hình sự bảo vệ.

Ðiều 38 Bộ luật Dân sự quy định về quyền bí mật đời tư như sau: 

- Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác được quy định tại Điều 125 BLHS như sau:

“1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

C) Phạm tội nhiều lần;

D) Gây hậu quả nghiêm trọng;

Đ) Tái phạm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Vậy, dựa vào mức độ của thiệt hại, yếu tố cấu thành nên tội phạm mà có thể yêu cầu xử phạt hành chính hoặc khởi tố theo pháp luật hình sự. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
215 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào