Ngân hàng cho vay không thẩm định hồ sơ
1. Theo quy định pháp luật thì thế chấp tài sản là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong vụ việc của bạn là đảm bảo cho khả năng trả khoản nợ vay của anh chị bạn. Nếu đến thời hạn trả nợ mà bên vay không trả nợ đầy đủ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.
Theo quy định của bộ luật dân sự thì "Thế chấp" và "bảo lãnh" là hai biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự khác nhau. Trong đó thế chấp là dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Còn bảo lĩnh là dùng tài sản của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác. Khi thực hiện thay nghĩa vụ cho người khác thì người khác lại có nghĩa vụ hoàn lại giá trị tài sản đó cho mình (Điều 342, Điều 361 BLDS). Việc ngân hàng sử dụng hình thức hợp đồng thế chấp để thực hiện biện pháp đảm bảo là bảo lãnh là chưa phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, gây tranh cãi.
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều [Điểm neo] 361. Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Việc không thẩm định tài sản không phải là căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu. Bạn cần kiểm tra lại hợp đồng thế chấp đó, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hợp đồng vô hiệu và bạn không phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đó:
"Điều [Điểm neo] 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?