Tranh chấp đường đi

Tôi tên là Vũ, tôi xin được một sự việc như sau và mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Gia đình tôi có một mảnh đất trồng cà phê từ năm 1998 ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai. Mảnh đất có một con đường đi vào, giáp với mảnh đất của một gia đình bên cạnh. Con đường này là lối đi của nhà tôi từ năm 1998 và có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp từ năm 1996. Nhưng năm 2009 gia đình trên đã tự ý san lấp con đường và trồng cà phê trên đó vì cho rằng đó là con đường thuộc đất của họ. Vậy kính mong luật sư tư vấn: gia đình tôi có lấy lại được con đường trên không, cơ quan nào sẽ giải quyết tranh chấp trên và tôi phải viết đơn khiếu nại như thế nào để được cơ quan phát luật giải quyết?

​Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

“Điều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 274. Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Như vậy, theo thông tin bạn đã trình bày thì lối đi đó đã được thể hiện rõ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc gia đinh hàng xóm muốn trồng cây hay có ý định sử dụng vào mục đích riêng phải có đủ căn cứ và có nghĩa vụ chứng minh lối đi này là riêng của gia đình ông ta.

Gia đình bạn làm đơn đề nghị gửi lên Ủy ban nhân dân xã, xã sẽ đứng ra hòa giải và giải quyết dựa trên những thông tin về sử dụng đất đai mà xã đang lưu giữ.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
216 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào