Quyền lợi của người lao động
Về ý thứ nhất bạn hỏi “Giờ làm việc của chồng tôi được bố trí như sau. Ca sáng từ 7h 30 sáng đến 19h30 phút tối và được nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h30. Ca tối từ 19h30 tối đến 7h 30 sáng và được nghỉ đêm từ 11h30 đến 01h 30. Cứ làm 12 tiếng chồng tôi được nghỉ 24 tiếng và không được nghỉ ngày chủ nhật nào “
Theo Điều 104, 108 và 110 Bộ Luật Lao Động 2012 thì chia ca làm việc, tính thời gian nghỉ ngơi như vậy là hợp lý miễn trong 1 tháng chồng bạn phải được nghỉ ít nhất 04 ngày (không tính các ngày lễ, tết) và phải có ghi nhận trong nội quy lao động của công ty. Tuy nhiên mức lương đối với trường hợp làm ca tối sẽ phải cao hơn so với làm ca ngày.
Còn về việc không được nghỉ “kể cả những ngày lễ trong năm ( năm ngoái chồng tôi cũng phải làm ngày mùng 10/3 và ngày 30/4, mùng 2/9)”. Là trái pháp luật, theo quy định tại Điều 115 BLLĐ 2012 thì người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương trong 10 ngày lễ tết. Nếu chồng bạn không được nghỉ trong những ngày này thì phải tính là làm việc thêm giờ và phải trả tiền lương làm thêm giờ (Điều 97, Điều 106 BLLĐ).
Về ý thứ 2 “Bên cạnh đó công ty cũng có chi nhánh tại Miền Nam ( tôi không biết rõ ở tỉnh nào ) nhưng cứ khoảng vài tháng công ty lại yêu cầu công nhân làm ca như chồng tôi đăng ký đi. Trước là trên tinh thần tự nguyện, nhưng do đồng lương trả quá rẻ mạt lại phải xa nhà nên nhiều người không đi thì công ty CHỈ ĐỊNH phải đi. Ít là 6 tháng đến 1 năm họ mới ký giấy cho về. Còn công nhân làm hành chính thì trên tinh thần tự nguyện”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 BLLĐ “do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.” Công ty được phép luân chuyển lao động vào chi nhánh tại Miền Nam, trường hợp chồng bạn không đồng ý thì không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm và tiền lương tối thiểu phải bằng 85% lương khi chưa luân chuyển và phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định, (nếu đồng ý thì không quy định về thời hạn) Việc công ty chỉ định bắt đi và 6 tháng đến 1 năm mới ký giấy cho về là trái pháp luật.
Về ý thứ 3 “Tôi không biết trong Thoả ước lao động tập thể và Nội quy Lao động của công ty như thế nào, có thoả ước về giờ làm việc như vậy hay không”. Mọi quy định trong thỏa ước lao động tập thể hay nội quy lao động thì đều không được trái với pháp luật, việc công ty quy định và thực hiện xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động là không được.
Việc công ty làm có phần đúng, phần sai để bảo vệ quyền lợi cho bản thân trước không nên yên lặng chấp nhận, đầu tiên bạn hãy đề đạt ý kiến với công ty yêu cầu giải quyết quyền lợi chính đáng của mình, nếu có tổ chức công đoàn thì yêu cầu công đoàn bảo vệ quyền lợi, cuối cùng hãy nhờ đến các cơ quan quyền lực nhà nước như tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?