Huấn luyện sơ cấp cứu

Kính gửi Thư Viện Pháp Luật, Hiện tại Công ty mình có khoảng 800 nhân viên, đã có phòng y tế riêng bao gồm 02 người làm ca ngày và 01 người làm ca đêm. 03 người này đã có chứng chỉ huấn luyện sơ cấp cứu. Công ty hiện đã có mạng lưới an toàn vệ sinh viên, tuy nhiên họ không được huấn luyện sơ cấp cứu. Vậy, TVLP có thể tư vấn cho mình: "Những thành viên trong mạng lưới an toàn vệ sinh viên có bắt buộc có chứng chỉ huấn luyện an toàn sơ cấp cứu hay không? Nếu có thì quy định tại thông tư, nghị định nào". Cảm ơn TVPL.

Tại điều 137 Bộ Luật lao động có quy định: 

1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.

2. Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.

Tại điều 10 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động  có quy định:

1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở. 

2. Phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có các nội dung chính sau đây: 

a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác; 

b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở; 

c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động; 

d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.

Như vậy, việc lập phương án về biện pháp đảm bảo an toàn lao động hoàn toàn do đơn vị sử dụng lao động tự đánh giá và chịu trách nhiệm quyết định. Nếu tại đơn vị đã có 3 cán bộ phòng y tế có trình độ chuyên môn về sơ cấp cứu thì đội ngũ vệ sinh viên chỉ cần được tập huấn kỹ năng về sơ cấp cứu để ứng dụng khi cần thiết vá không nhất thiết đòi hỏi phải có chứng chỉ về công tác này.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
223 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào