Cố ý gây sự đánh nhau

Kính chào quý luật sư! Sau đây tôi xin trình bày sự việc như sau mong quý luật sư tư vấn giúp! Lúc 8h10 ngày 28 tháng 04 năm 2015. Tôi đang đứng ngoài đường thì bất ngờ bị một người đàn ông cầm một Cây sào bằng tre dài khoảng 2m đánh trực diện vào đầu, tôi tự vệ đỡ bằng tay phải và bị chấn thương phần mềm (trày và sưng tái) Người đàn ông đó trong trạng thái bình thường không có dấu hiệu bị tâm thần và say xỉn. Sau đó người đàn ông này cầm theo 1 con dao đến trước nhà tôi để tiếp tục đòi đánh. Trong lúc đó tôi đã trình bày sự việc lên quý công an địa phương để chờ xử lý! Vậy quý luật sư cho tôi hỏi cách thức làm việc như thế nào! Và người đàn ông đó có bị truy tố hình sự hay không và phải giải quyết như thế nào! Rất mong quý luật sư giúp đỡ và giải đáp giúp! Cảm ơn quý luật sư!

​Theo thông tin bạn nêu thì người đánh bạn sẽ bị xem xét xử lý theo pháp luật. Kết quả xử lý phụ thuộc vào hậu quả gây ra với bạn. Nếu bạn có thương tích là người đánh bạn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS. Hung khí để xử dụng gây thương tích cho bạn được xác định là hung khí nguy hiểm nên dù thương tích của bạn chưa tới 11% thì người gây thương tích cho bạn vẫn có thể bị xử lý hình sự.

Nếu cơ quan điều tra xác định hậu quả chưa tới mức phải xử lý hình sự thì hành vi của người đó ít nhất cũng sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.".

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
196 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào