Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được pháp luật quy định như thế nào?

a) Hành vi khách quan.
 
Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể thực hiện cả ba hành vi: bắt, giữ, giam người, nhưng cũng chỉ có thể thực hiện một hoặc hai trong ba hành vi đó. Do các hành vi này có cùng một tính chất nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật với tên tội danh gồm nhiều hành vi khác nhau, tương tự như Điều 194 Bộ luật hình sự quy định “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”; Điều 230 “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”; v.v..
 
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định tội danh, căn cứ vào hành vi mà người phạm tội thực hiện, như đã trình bày ở phần trên.
 
Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người mà không có lệnh của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc tiến hành bắt không đúng thủ tục, như bắt người vào ban đêm (sau 22h) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Hình thức bắt có thể là dùng vũ lực buộc bười bị bắt phải đến nơi mà người phạm tội đã chọn. Nếu trong quá trình bắt mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, của người bị hại thì tùy trường hợp cụ thể mà người t còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm.
 
Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không đúng với quy định của pháp luật; giữ người không có lệnh của người có thẩm quyền; tạm giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp không được tạm giữ.
 
Giam người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giam người không đúng với quy định của pháp luật; giam người không có lệnh của người có thẩm quyền; giam người quá hạn; giam người thuộc trường hợp không được tạm giam.
 
Tính trái pháp luật trong việc bắt, giữ hoặc giam người là việc bắt, giữ hoặc giam người ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Vì vậy, khi xác định hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật hay không, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về việc bắt, giữ hoặc giam người. Những quy định này có thể nằm trong luật hành chính nhưng chủ yếu là luật tố tụng hình sự.
 
Việc bắt, giữ hoặc giam người được quy định rất chặc chẽ, ngoài những trường hợp quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì mọi trường hợp bắt hoặc giam người đều là trái pháp luật. Khi xác định hành vi phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật cần phải đối chiếu với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính xem hành vi bắt, giữ hoặc giam người có đúng không.
 
b) Hậu quả
 
Hậu quả của hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trước hết là gây ra việc một người bị bắt, giữ hoặc bị giam oan. Ngoài ra, do bị bắt, bị giữ hoặc bị giam oan mà còn gây ra những hậu quả khác cho người bị hại hoặc hco gia định họ hoặc xã hội như: do bị bắt oan nên người bị bắt uất ức quá mà tự sát, bị tra tấn nhục hình gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe, v.v.. Hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc mà nếu có thì là dấu hiệu định khung hình phạt.
 
Nếu người phạm tội có ý định bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đã chuẩn bị phương tiên, địa điểm, lực lượng để thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt được người bị hại thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này ở giai đoạn chuận bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
 

Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp pháp luật
Đọc trộm tin nhắn của người khác có bị đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền biểu tình của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm các quyền hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân theo quy định của Bộ Luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo Bộ luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng "bắt cóc" là bố đẻ của đứa trẻ và mục đích bắt cóc chỉ là để dành quyền nuôi dưỡng chăm sóc con thì sẽ xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể kiện gia đình vợ bắt cóc con?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận biết tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm quyền tự do
Thư Viện Pháp Luật
365 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm quyền tự do

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm quyền tự do

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào