Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được pháp luật quy định như thế nào?

Người phạm tội thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là do cố ý (lỗi cố ý). Nếu do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà tùy trường hợp cụ thể mà hành vi của người phạm tội có thể cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính.
 
Người phạm tội có thể vì động cơ và mục đích khác nhau, nhưng nếu bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì mục đích xâm phạm an ninh quốc gia thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ, tội khủng bố… quy định tại Chương XI – Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; nếu nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134; nếu bắt người rồi tra tấn đến chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 93; nếu bắt phụ nữ (kể cả phụ nữ là trẻ em) nhằm mục đích hiếp dâm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 111 hoặc Điều 112 bộ luật hình sự; nếu bắt người nhằm mục đích đem bán thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người quy định tại Điều 119; nếu bắt trẻ em nhằm mục đích đem bán, để đưa ra nước ngoài, để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo, để sử dụng vào mục đích mại dâm hoặc vì động cơ đê hèn thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt trẻ em quy định tại Điều 120 Bộ Luật hình sự.
 
Như vậy, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nhưng nếu là dấu hiệu bắt buộc của một số tội khác thì không còn là hành vi phạm tội này nữa.
 
 

Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp pháp luật
Đọc trộm tin nhắn của người khác có bị đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền biểu tình của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm các quyền hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân theo quy định của Bộ Luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo Bộ luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng "bắt cóc" là bố đẻ của đứa trẻ và mục đích bắt cóc chỉ là để dành quyền nuôi dưỡng chăm sóc con thì sẽ xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể kiện gia đình vợ bắt cóc con?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận biết tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm quyền tự do
Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm quyền tự do

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm quyền tự do

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào