Trường hợp phạm tội bắt, giữ, hoặc giam người gây hậu quả nghiêm trọng

Trường hợp phạm tội bắt, giữ, hoặc giam người gây hậu quả nghiêm trọng được pháp luật quy định như thế nào?

 Khoản 3 Điều 123 quy định một trường hợp phạm tội, đó là “gây hậu quả nghiêm trọng”.
 
Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đã gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội (những thiệt hại phi vật chất).
 
Những thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng là do bị bắt, giữ hoặc bị giam trái pháp luật, người bị bắt, giữ hoặc giam đã tự sát hoặc bị thú dữ tấn công hoặc vì những nguyên nhân khác mà người phạm tôi không lường trước được. Nếu người phạm tội biết trước hoặc bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra thì tùy trường hợp có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Ví dụ: Rơ Chăm Rươi bắt trói chị Măng Hloi vào gốc cây cạnh bờ suối. Khi trời mưa, Rươi biết chắc chắn nước lũ sẽ đổ về nhưng y vẫn bỏ mặc cho chị Hloi bị trói và bị chết vì nước lũ
 
Những thiệt hại về sức khỏe bị coi là hậu quả nghiêm trọng do hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật gây ra là trường hợp người bị bắt, giữ hoặc giam bị tổn hại đến sức khỏe mà tỉ lệ thương tật từ 41% trở lên ngoài ý muốn của người phạm tội. Ví dụ: do bị bắt, giữ nên bị phạm nhân cùng phòng tạm giữ đánh bị thương có tỉ lệ thương tật 45%.
 
Những thiệt hại về tài sản được coi là hậu quả nghiêm trọng do hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật gây ra là trường hợp do bị bắt, giữ hoặc giam mà người bị hại mất thu nhập hoặc phải chi phí do bị bắt, giữ hoặc giam có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Ví dụ: một nhà khoa học đang nghiên cứu một công trình có giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng vì bị bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nên công trình khoa học phải bỏ dở, gây thiệt hại 150 triệu đồng.
 
Những thiệt hại khác được coi là hậu quả nghiêm trọng do hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật gây ra là trường hợp hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật gây mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, hàng trăm người kéo đến trụ sở đòi phải trừng trị người phạm tội, gây mất trật tự nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông nhiều giờ… Những thiệt hại này, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải căn cứ vào tình hình cụ thể trong một vụ án cụ thể, phân tích tổng hợp các tình tiết của vụ án để xác định hậu quả do hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đã là nghiêm trọng chưa.
 
Phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 123 có khung hình phạt từ ba năm đến mười năm tù, là tội phạm rất nghiêm trọng.
 
Cũng như các trường hợp phạm tội khác, ngoài việc căn cứ vào các quy định của Bộ Luật hình sự về quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, Tòa án có thể phạt dưới 3 năm tù nhưng không được dưới 1 năm tù; việc cho người phạm tội được hưởng án treo phải hết sức thận trọng và phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ Luật hình sự. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ, là người thuộc đối tượng nghiêm trị được quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 3 Bộ Luật hình sự (người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng) thì phạt mức cao của khung hình phạt là 8 – 10 năm tù.
 

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Công an triệu tập nhiều lần nhưng không thực hiện thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khai báo gian dối trong vụ án hình sự thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi khai báo gian dối thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội thuộc theo khoản 1 Điều 312 BLHS (tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội thuộc theo khoản 2 điều 312 (tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 306 BLHS (tội cản trở thi hành án)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 306 BLHS (tội cản trở thi hành án)
Hỏi đáp pháp luật
Tội cản trở thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Cản trở thi hành án, bị xử lý ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 302 BLHS (tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ)
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Thư Viện Pháp Luật
173 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào