Các trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân

Những trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân?

  1. Phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126
 
    Trường hợp xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, là cấu thành cơ bản của tội phạm, được quy định tại khoản 1 Điều 126 có khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị xử phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
 
    Cũng như đối với các tội phạm khác, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 126 Tòa án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội chỉ thực hiện một trong hai hành vi quy định tại điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, chỉ áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ. Đây cũng là một trong rất ít trường hợp quy định mức cao nhất của khung hình phạt có một năm tù. Điều này cho thấy chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội này chủ yếu lấy giáo dục là chính.
 
    2. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126
 
    a) Phạm tội có tổ chức
 
    Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
 
    Xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân có tổ chức là một hình thức đồng pham, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Người cầm đầu có thể là người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể là người bình thường; nếu là người có chức vụ, quyền hạn là lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội thì còn thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 của điều luật.
 
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
 
    Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thi hành công vụ.
 
    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ; nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng.
 
    Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân thì mới thuộc trường hợp phạm tội này.
 
    c) Gây hậu quả nghiêm trọng
 
    Xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp thực hiện hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội. Cũng như đối với một số tội phạm khác, cho đến nay chưa có giải thích hoặc hướng dẫn thế nào là hậu quả nghiêm trọng, nhưng căn cứ vào thực tế xét xử có thể coi những thiệt hại sau là hậu quả nghiêm trọng do hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân gây ra:
 
    - Lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của rất nhiều công dân (10 người trở lên);
 
    - Do hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân mà làm kết quả bầu cử bị hủy bỏ, phải tổ chức bầu cử lại;
 
    - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
 
    - Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định hậu quả khác là hậu quả nghiêm trọng như: do lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân nên đã gây ra dư luận xấu trong nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị và trật tự ở địa phương.
 
    Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126 thì người phạm tội bị phạt tù từ một năm đến hai năm, là tội ít nghiêm trọng.
 
    Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 126, Tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể phạt người phạm tội dưới một năm tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì Tòa án có thể cho người phạm tội được hưởng án treo.
 
    3. Hình phạt bổ sung
 
    Theo quy định tại khoản 3 Điều 126 thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội cò có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một đến năm năm.
 
    Khi áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với người phạm tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, Tòa án cần xác định, nếu xét thấy để người phạm tội đảm nhiệm những chức vụ đó có thể gây nguy hại cho xã hội, thì mới áp dụng hình phạt này, không nên áp dụng tràn lan. Thông thường, chỉ áp dụng đối với trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân hình phạt này.
 

Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm quyền tự do
Hỏi đáp pháp luật
Đọc trộm tin nhắn của người khác có bị đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt áp dụng đối với tội xâm phạm quyền biểu tình của công dân theo Bộ Luật hình sự 2015
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm các quyền hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân theo quy định của Bộ Luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ theo Bộ luật hình sự 1985
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng "bắt cóc" là bố đẻ của đứa trẻ và mục đích bắt cóc chỉ là để dành quyền nuôi dưỡng chăm sóc con thì sẽ xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể kiện gia đình vợ bắt cóc con?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận biết tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm quyền tự do
Thư Viện Pháp Luật
448 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm quyền tự do

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm quyền tự do

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào