Đền bù khi bị gây tai nạn giao thông

Trên đường đi thăm bà con, em có chở theo một người bạn, đang đi đúng phần đường quy định,tốc độ đúng quy định, trên người thì đội nón bảo hiểm đúng quy định. Nói chung là tất cả đều đúng thì bất ngờ bị một chiếc xe đi trái phần đường, ngược chiều, trong người thì nồng nặc mùi rượu bia tông phải. Em thì bị gãy chân còn người bạn thì bị xây xát ở chân. Trong khi em được người dân đưa đi cấp cứu thì có lực lượng công an đến  giải quyết.nhưng người gây tại nạn lại người cùng xóm với em và bạn em. Con rể người gây tai nạn là lực lượng dân phòng, nên xin giải quyết nội bộ gia đình, mà không hề được sự đồng ý của em. Mà người bạn em đi cùng lại tự kí vào biên bản cam kết không khiếu nại, mà em lại không hề biết chuyện đó. Bây giờ không được đền bù hợp lý em có được khiếu nại lên tòa án để được quyền lợi không?

Đối với hành vi gây tai nạn như trên, nếu trong quá trình điều tra thấy có dấu hiệu hình sự, người gây tai nạn vi phạm quy định giao thông đường bộ, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với người gây tai nạn về tội được quy định tại Điều 202 BLHS:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm...

Trường hợp bạn không đồng ý với việc không khởi tố của cơ quan điều tra, bạn có thể làm đơn khiếu nại về việc này.

Nếu bạn không đồng ý về việc không được bồi thường thỏa đáng bạn có thể khởi kiện dân sự tới Tòa án kèm theo các hóa đơn chứng từ về thương tích, viện phí, mức thu nhập bị giảm sút... để yêu cầu bên gây tai nạn bồi thường.

Theo Điều 609 BLDS về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì:

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
340 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào