Vấn đề tài sản sau li dị

Dà chào luật sư, e có người bạn A (con gái) với trường hợp như sau: Bạn A lấy chồng được 8 năm và sinh được người con gái khoảng 7 tuổi. Trong thời gian chung sống, 2 vợ chồng có căn nhà do mẹ chồng tặng và chồng là người đứng tên. Vợ thì không làm gì, ở nhà làm nội trợ và buôn bán cho nhà chồng. Tiền bạc bên chồng và chồng quản lý. Trong thời gian chung sống, vợ không được ra ngoài đi làm vì chồng không cho, yêu cầu vợ ở nhà phụ buôn bán cho gia đình. Toàn bộ tài chính là do chồng giữ Vào noel vừa rồi, chồng bạn A đã ngoại tình và đòi ly dị với bạn A. Trong giấy li hôn, người chồng khai không có tài sản chung và vợ là người nuôi con. Bây giờ bạn A ra đi bàn tay trắng và nuôi con, chồng chỉ phụ cấp mỗi tháng 1 triệu.  Thiết nghĩ, mỗi tháng 1 triệu sao đủ để nuôi con? Cách đây vài ngày e có đọc luật hôn nhân gia đình mới chình sửa năm 2014 là "vợ làm nội trợ cũng được công nhận là làm việc có lương" Như vậy cho e hỏi: 1. Người vợ có được chia tài sản gì nếu nhờ luật sư khởi lại vụ kiện hay không? 2. Người vợ có quýên yêu cầu tăng phụ cấp cho con hay không? Nói riêng: e thấy bất công cho phụ nữ khi li dị. Vì không đi làm ở nhà lo cho gia đình mà khi ra đi lại trắng tay. Em cảm ơn luật sư!

Tất cả những tài sản do vợ, chồng tạo ra, tài sản hoạt động, sản xuất sinh doanh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

Việc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Theo đó, lao động của vợ, chồng trong gia đình vẫn được coi là lao động có thu nhập, nên người vợ vẫn có đóng góp trong việc tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, người vợ có căn cứ để được chia tài sản trong trường hợp này.

Về mức cấp dưỡng nuôi con thì theo Điều 116 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, nếu người vợ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cảm thấy mức cấp dưỡng nuôi con là không phù hợp, ảnh hưởng tới cuộc sống của mẹ và con thì hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
200 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào