Không Thanh Toán hợp đồng vay tin chấp

Con chào luật sư Con tên Ngọc năm nay 24 tuổi. Con xin LS tư vấn giúp con về vấn đề này ạ. Vào tháng 6 năm 2013 con có vay tín chấp của Ngân Hàng (NH) với số tiền là 26.000.000. với hình thức là vay theo lương. Nhưng đến khoảng cuối cuối năm 2013 con thôi việc ở công và không có khả năng thanh toán hàng tháng cho NH. Ngân hàng có gởi thư thông báo, đt và có cho người đến làm việc với con. Nhưng do kinh tế khó khăn nên khoảng thời gian đó con chỉ thanh toán thêm được một 2 kỳ nữa thôi. Lúc đó ngân hàng có gởi cho con một tờ giấy có bảng kê số tiền phạt gì đó lên tới 51.000.000. Mà khi đó người làm việc với con ko phải là người của NH nữa vì NH đã chuyển HĐ của con qua bên cty giải quyết Công Nợ ạ. Và có trường hợp này nữa mong LS cho con hỏi, hộ khẩu của con là ở Đồng Nai vì chung với Ông Bà Ngoại con lúc vay tiền cho tới giờ thì con  thuê phòng trọ ở Tp.HCM. Thú thật với LS là khi con vay tiền thì gia đình con ko biết tại vì số tivà từ giữa năm 2014 đến nay thì con có chuyển chỗ ở, Con không có ý trốn tránh lúc đó số tiền lên tới 51.000.000 con có nhờ người mà làm việc với con xin với ngân hàng là cho con xin ngưng đừng tính thêm tiền phạt nữa nhưng bên đó không chịu. Và từ khoảng 6 tháng rồi con không nhận được thêm thông báo nào hết. Bây giờ con đã có việc làm có thể đóng cho NH. Nhưng vừa rồi người của NH có về tới Đồng Nai là nơi đăng ký hộ khẩu của con và đòi khởi kiện con. Vậy LS cho con hỏi là: 1. Gia đình con ( là người đứng tên trong sổ hộ khẩu) có bị ảnh hưởng gì ko ạ 2. Con có thể nào và làm gì để xin NH tính nhẹ số tiền phạt được ạ vì số tiền mượn là 26.000.000 nếu tính theo Hđồng thì đóng cho NH trong thời gian là 3 năm số tiền sẽ là 42.000.000 3. Như vậy thì con có bi đi tù không ạ Con rất mong LS tư vấn giúp con và chỉ con hướng giải quyết tại bây giờ con sợ lắm mà gia đình thì lại không đứng về phía con ( vì lúc vay tiền con đã giấu gia đình). Con chào Luật Sư

Chào bạn!

1. Việc vay tiền là giao dịch dân sự, nếu bên vay tiền không trả nợ đúng hạn thì bên cho vay có thể khởi kiện tới tòa án nơi bên vay cư trú để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu bên cho vay có chứng cứ chứng minh về việc cho vay, bên vay không chứng minh được là mình đã trả hết nợ thì tòa án sẽ phán quyết buộc bên vay phải trả số tiền còn thiếu. Tiền lãi suất so hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố.

2. Nếu vay tiền sau đó gian dôi hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền cho vay đó, không có ý định trả lại tiền thì mới bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bỏ trốn khác đi khỏi nơi cư trú ở chỗ bỏ trốn là cắt đứt liên lạc với chủ nợ, bỏ đi có chủ đích để không ai biết, không ai tìm thấy... nhằm mục đích không trả nợ nữa. Còn chuyển nơi cư trú là hợp pháp theo quy luật cư trú, tự do cư trú, chỉ cần người vay tiền có báo cho cơ quan quản lý nhân khẩu, hộ khẩu là không được coi là bỏ trốn.

Ngoài ra, nếu mượn tiền sau đó sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, buôn lậu... dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì mới có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
239 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào