Về việc chính sách, thanh toán lương

Đầu tháng 3/2014, tôi làm việc tại cty TNHH T.L (công ty tôi kinh doanh về mảng nhà hàng cho khách đoàn du lịch và khách lẻ), vị trí nhân viên kinh doanh và mức lương cơ bản là 4 triệu đồng/ tháng với điều kiện là doanh số mỗi tháng phải đạt 80 triệu đồng, vượt mức 80 triệu đồng thì được hưởng thêm 5%. Đến ngày 13/6/2014, tôi nhận được email thông báo với nội dung :Từ tháng 6, nhân viên kinh doanh không nhận lương cơ bản nữa mà chỉ hưởng 5% doanh số cá nhân đạt được mỗi tháng.  Đến tháng 8 công ty vẫn chưa thanh toán lương tháng 6 và 7 cho tôi. Giữa tháng 8, khi chuẩn bị thanh toán lương hai tháng 6 và 7 thì công ty lại thông báo rằng sẽ giữ lại 40% lương trong ba tháng cao điểm (tháng 6, 7, 8), khoản lương giữ lại này sẽ được thanh toán vào cuối năm. Tuy nhiên, công ty không có văn bản nêu rõ lý do việc giữ lại 40% lương này mà chỉ thông báo miệng. Đến ngày 22/11 tôi thôi việc (có làm đơn thôi việc) và đã được duyệt. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa thanh toán 40% lương đã giữ lại trong tháng 6, 7,8, toàn bộ lương tháng 10 và tháng 11 tổng cộng  hơn 28tr,  với lý do tôi chưa hoàn thành nghĩa vụ thu hồi công nợ. Trong số khách hàng của tôi còn 2 khách hàng chưa thu hồi công nợ: - Cty V.T: Tháng 9/2014: 9,7 triệu - Cty V.A: + Tháng 8/2014: 4,8 triệu  + Tháng 11/2014: 16,8 triệu (vì V.A chưa thanh lý được hợp đồng với phía khách hàng do chất lượng dịch vụ bên cty tôi không đảm bảo yêu cầu của khách hàng) Đầu tháng 12, công ty V.T đã trả trực tiếp cho tôi 9,7 triệu. Nhưng vì nhiều tháng không được thanh toán lương và do cần tiền để xoay sở việc gia đình (tôi đang có thai tháng thứ 4, gia đình  đang thiếu một khoản nợ cần thanh toán vào ngày 15/12/2014) nên tôi chưa bàn giao lại số tiền đó cho công ty. Ngày 25/12 công ty V.A đã chuyển khoản cho công ty tôi số tiền 4,8 triệu nợ tháng 8/2014.  Ngày 30/12/2014 công ty có gửi mail yêu cầu tôi bàn giao số tiền 9,7 triệu mà công ty V.T đã thanh toán trực tiếp cho tôi. Nhưng thời gian đó tôi về quê không có internet để check mail nên việc bàn giao trễ vài ngày so với yêu cầu của công ty.  Xin hỏi: 1. Chính sách lương và việc thanh toán lương cho nhân viên của công ty tôi vậy có hợp lý không?  2. Tôi có quyền yêu cầu công ty thanh toán 40% lương đã giữ lại của tháng 6,7,8 và toàn bộ lương tháng 10 không? Vì những tháng đó tôi đã hoàn tất trách nhiệm thu hồi công nợ của khách hàng. 3. Nếu công ty không thanh toán các khoản lương đó thì tôi phải giải quyết như thế nào vì công ty không ký hợp đồng với người lao động. Chân thành cảm ơn!

​1. Theo thông tin bạn nêu thì có người vô cớ tới đánh đuổi gia đình bạn ra khỏi nhà để chiếm nhà mà gia đình bạn đang ở.... Nếu có hành vi như vậy, thì người đánh đuổi gia đình bạn ra khỏi chỗ ở hơp pháp sẽ bị xử lý về tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp theo quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự. Bạn tham khảo quy định sau đây:

" Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân

1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

C) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.".

Vì vậy, gia đình bạn có thể làm đơn trình báo với công an để xử lý hành vi nêu trên của người đó.

2. Theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 thì tòa án có quyền hoãn phiên tòa theo quy định của pháp luật (Điều 51; 72; 199; 204; 205; 206; 207; 215; 230), thời gian hoãn phiên tòa không quá 30 ngày, kể từ ngày có quyết định hoãn phiên tòa. Nếu tòa án cố tình kéo dài thời gian giải quyết vụ án trái quy định pháp luật thì gia đình bạn có quyền khiếu nại hành vi hành chính đó.

3. Về nguyên tắc thì tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nếu tòa án chưa mở phiên tòa, các chứng cứ chưa được đưa ra xem xét công khai, chưa tranh luận, chưa nghị án thì chưa thể có kết quả được. Hơn nữa một người trong hội đồng xét xử, dù là thẩm phán cũng không có quyền tự mình quyết định vụ án. Vì vậy, việc cán bộ tòa án nói với mẹ bạn như vậy là không đúng pháp luật. Nếu có chứng cứ về việc đó mà gia đình bạn tố cáo thì người đó sẽ bị kỷ luật.

Trong trường hợp công ty có nhiều ý kiến như vậy thì bạn cần xem lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa hai bên đã ký quy định vấn đề trả lương như thế nào: Nếu quy định công ty phải trả lương cơ bản và trả thêm tỷ lệ khi doanh số kinh doanh đạt thì công ty phải đảm bảo trả lương cơ bản hàng tháng còn nếu doanh số đạt thì trả thêm tỷ lệ thỏa thuận còn ko đạt thì ko trả thêm nữa. Bạn xem trong thỏa thuận ban đầu bạn có phải làm nhiệm vụ thu hồi công nợ hay không nếu có thỉ bạn phải thực hiện nếu ko có thì bạn ko có nhiệm vụ này. Việc trả lương với nội dung như thế nào thì cần xem xét lại có đúng như thỏa thuận trong hợp đồng lao động, bảng mô tả công việc hay quyết định giao nhiệm vụ hay không để làm cơ sở thực hiện. Việc công ty còn thiếu tiền lương của bạn thì bạn có quyền yêu cầu công ty phải thanh toán dứt điểm  còn công nợ của công ty nếu bạn phải có trách nhiệm thu hồi thì phải giao nộp hoặc cấn trừ nếu hai bne6n đã có thỏa thuận. Việc công ty nợ lương nếu giải quyết không được thì bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
252 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào