Tự vệ ở mức nào thì không vi phạm pháp luật
Bộ luật hình sự có quy định vấn đề em hỏi như sau:
Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, nếu đối tượng có đánh em một cái thi em có quyền yêu cầu đối tượng dừng ngay hành vi xâm phạm thân thể em, cảnh cáo đối tượng nếu tiếp tục thì em sẽ đánh trả tương xứng và mọi hậu quả đối tượng phải gánh chịu. Nếu đã cảnh cáo mà đối tượng vẫn cứ xông vào đánh em thì em được quyền tự vệ chính đáng như chống trả, đánh lại một cách tương xứng nhằm làm cho đối tượng ko thể tiếp tục xâm phạm thân thể em. Chú ý không được vượt quá tình huống phòng vệ chính đáng như đối tượng đã dừng, đã bỏ chạy, đã té ngã nhưng em vẫn cứ đánh tiếp, đối tượng đánh bằng tay nhưng em lại dùng hung khí đánh lại... là vượt quá phòng vệ chính đáng. Chúc em lúc nào cũng phòng vệ chính đáng và đừng vượt quá nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?