Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản
1. Theo quy định tại Điều 140 BLHS quy định: "Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản."
Điều 142 BLHS quy định: "Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm".
Như vậy, theo thông tin bạn nêu thì người đó mượn xe của bạn sau đó mang đi cầm cố, không trả lại tài sản cho bạn. Hành vi đó là sử dụng trái phép tài sản. Nếu giá trị tài sản từ 50 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt hành chính... thì người đó sẽ bị khởi tố về tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định tại Điều 142 BLHS.
Nếu người đó có hành vi gian dối, bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản và mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì mới bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại ĐIều 142 BLHS.
Nếu người đó chỉ mang xe của bạn đi cầm cố (sử dụng tài sản sai mục đích) nhưng không đủ điều kiện xử lý theo Điều 142 BLHS thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự, bạn có thể khởi kiện tới tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản và đòi lại chiếc xe đó.
2. Cầm cố tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là một trong các biện pháp đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Pháp luật cho phép công dân có thể thực hiện giao dịch cầm cố tài sản theo quy định pháp luật. Nếu mang tài sản của người khác đi cầm cố mà không được chủ sở hữu đồng ý thì giao dịch đó bị vô hiệu theo quy định pháp luật chứ không phải là tội phạm hình sự. Hành vi đó vì vụ lợi thì sẹ bị xử lý hành chính, nếu giá trị tài sản từ 50 triệu đồng trở lên hoặc thuộc trường hợp khác quy định tại Điều 142 BLHS thì mới có thể xử lý về tội này chứ không thể xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - trừ khi người đó bỏ trốn hoặc che giấu việc cầm cố, phủ nhận việc đã nhận tài sản để chiếm đoạt tài sản đó (gian dối).
Vì vậy, vụ việc của bạn chưa thấy dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại ĐIều 140 BLHS (không bỏ trốn, không gian dối, không sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp) mà chỉ có dấu hiệu của hành vi sử dụng trái phép tài sản.
3. Pháp luật quy định thời hạn kiểm tra xác minh nguồn tin về tội phạm, giải quyết đơn tố giác tội phạm là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo hơn nhưng không quá 2 tháng (Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự). Vì vậy, bạn có thể có đơn thư kiến nghị cơ quan điều tra sớm có kết quả xác minh và thông báo cho bạn. Nếu vụ việc không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành các tội theo quy định tại Điều 139 BLHS (dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 140 BLHS, Điều 142 BLHS thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự và bạn có thể khởi kiện để đòi tài sản theo thủ tục tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?