Đăng ký bản quyền tác phẩm
* Thứ nhất, bạn cần phân loại tác phẩm mà bạn muốn đăng ký.
Theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật được bảo hộ bao gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Như vậy, khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với trò chơi của mình, bạn nên thực hiện 2 thủ tục:
- Bảo hộ quyền tác giả đối với luật chơi theo hình thức “bảo hộ tác phẩm viết”
- Bảo hộ quyền tác giả đối với các quân cờ được sử dụng trong trò chơi theo hình thức ”bảo hộ tác phẩm tạo hình”.
* Thứ hai, bạn có thể thực hiện bảo hộ cho toàn bộ quân cờ của trò chơi trong một đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả, với mức lệ phí ngang với thủ tục bảo hộ 1 quân cờ.
* Thứ ba, mức lệ phí đăng ký bảo hộ tác phẩm được quy định tại Thông tư 29/2009/TT-BTC. Cụ thể:
- Lệ phí bảo hộ tác phẩm viết: 100.000 đồng/giấy chứng nhận.
- Lệ phí bảo hộ tác phẩm tạo hình: 400.000 đồng/giấy chứng nhận.
* Thứ tư, khi phát sinh các quân cờ mới, bạn nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
* Thứ năm, Bạn có thể nộp đơn tại một trong các cơ quan sau:
- Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả
- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh
- Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
* Thứ sáu, hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?