Tranh chấp quyền quản lý và sử dụng đất

Kính thưa luật sư: gia đình tôi có một lô đất gắn liền với tài sản (cây hồi) đã có từ đời ông bà tôi. Nay do bố tôi và anh trai bố tôi cùng quản lý. Tuy vẩn quản lý chung nhưng bố tôi và bác trai đã chia nhau trên giấy tờ. Trong quá trình quản lý 2 gia đình chúng tôi vẫn tiếp tục trồng hồi. khi chưa có tranh chấp với bất kì ai thì gia đình tôi đã làm sổ đỏ, sổ xanh theo đợt của xã. sau một thời gian thì gia đình có lô đất giáp danh với 2 anh em bố tôi lại có những hành động lẫn chiếm lô đất của gia đình tôi. gia đình tôi đã nhờ đến các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để giúp đỡ giải quyết nhưng lại không được giải quyết dứt điểm. Chúng tôi đã gửi đơn khởi kiện lên TAND huyện nhưng Tòa lại tuyên án giao đất cho bên bị đơn vì lý do cán bộ tài nguyên môi trường nói sổ xanh của gia đình tôi được cấp không đảm bảo và không có tên trong lâm bạ. Theo tôi viêc không có tên trong lâm bạ là do sự thiếu xót của hạt kiểm lâm.trong sổ xanh của gia đình tôi có ghi đúng diện tích , các phía giáp ranh. Về phía bị đơn lại không có bất cứ giấy tờ nào để chứng minh đó là lô đất của họ. Họ chỉ lấy số đông anh em họ hàng của mình về làm chứng. Nay tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp: trường hợp này sổ xanh có hiệu lực không? Làm thế nào để khẳng định được quyền quản lý và sử dụng lô đất của gia đình mình? Tôi xin chân thành cảm ơn!

1/ Về sổ xanh: Bên cơ quan cấp (TNMT) có thể có ý kiến về việc cấp sổ xanh và như bạn nêu thì họ nói là có thiếu sót. Phía bạn cần chứng minh ngược lại hoặc ít nhất cũng phải chứng minh các thiếu sót đó không ảnh hưởng gì đến tính chính xác của sổ xanh khi bạn muốn sử dụng để làm tình tiết bảo vệ quan điểm của mình tại tòa án.

2/ Sổ xanh cũng chỉ là một trong các chứng cứ của vụ án. Tòa án có trách nhiệm đưa ra phán quyết dựa trên toàn bộ các tình tiết có liên quan. Vì vậy, bạn cần thu thập được tất cả các chứng cứ có lợi cho mình và dựa trên hồ sơ vụ án cũng như diễn biến phiên tòa, bạn phải chứng minh được yêu cầu của mình là đúng và có cơ sở pháp lý.

3/ Tòa huyện đã xử nên trước mắt bạn còn phiên phúc thẩm để xử lại nếu bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Bạn hãy tận dụng cơ hội này để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tố tụng là cả một quá trình và cần những kiến thức, kỹ năng phù hợp nên nếu thấy cần thiết thì bạn cân nhắc sử dụng dịch vụ pháp lý.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào