Đâu là cướp tài sản và đâu là cưỡng đoạt tài sản ạ

Đ biết H học sinh lớp 11 có mâu thuẫn với một số bạn bè của mình, nên Đ đợi H đi học về để đánh. Khoảng 19h, Đ sang nhà và gọi H ra ngoài đường nói “vừa rồi tao có mấy thằng bạn bị mầy đánh phải không? Bây giờ mầy thích gì?”. H nói “Em mới dọa thôi không đánh đập ai cả” và xin lỗi Đ. Thấy thái độ của H có vẽ sợ sệt nên Đ hạ giọng nói: “bây giờ anh có việc gấp chú giúp anh 200.000đ”. H trả lời giờ em chưa có, ngày mai đi học em mượn bạn bè đưa cho anh”. Đ hẹn H ngày mai gặp ở quán bida X lấy tiền, đúng hẹn, hôm sao H đến đưa cho Đ 130.000đ và bảo “em chỉ mượn được bấy nhiêu thôi. Đ cầm tiền và bảo tao cầm tạm hôm nào mình nói chuyện tiếp nhé, sau khi lấy được tiền Đ tiêu xài hết. khoảng 1 tháng sau Đ đến nhà và gọi H ra nói: “lần trước mầy hứa giúp anh 200.000đ mà mới đưa 130.000đ số còn lại anh lấy luôn”. Nghe vậy, H nói: “bây giờ thật sự em không có tiền”. Đ bảo H sang bên kia sân bóng (đối diện nhà H) nói chuyện. đến nơi,Đ bắt H quỳ xuống và dùng chân đávào người, dung tay tát vào mặt, nắm tóc vật ra phía sau, tiếp tục dùng chân đá,H van xin và hứa ngày mai mượn tiền bạn bè đưa cho Đ 50.000đ. tại điểm hẹn lần trước vào khoảng 10h30 hôm sau, H đưa cho Đ 50.000đ và xin lại 5000đ để đi cắt tóc. Đ đồng ý lấy 45.000đ.

Cả 2 tội danh cướp và cưỡng đoạt TS đều có dấu hiệu sử dụng vũ lực. Tuy nhiên ở hành vi cướp thì hành vi đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực. Còn đối với cưỡng đoạt thì hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tương lai. Giữa hành vi đe dọa và dùng vũ lực có khoảng cách về thời gian. Ở đây người bị đe dọa có thời gian để cân nhắc. Ở đây vũ lực đã được dùng trước, tài sản chiếm đoạt sau.

Đối chiếu trường hợp bạn nêu thì đây là hành vi "cướp tài sản" được quy định tài điều 133 BLHS 

"Điều 133.  Tội cướp tài sản 

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
298 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào