Bên thứ 3 yêu cầu xử lý tài sản thế chấp.
Xử lý tài sản bảo đảm.
a) Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm (Điều 336, 338, 355 BLDS 2005, điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).
Khẳng định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm trước tiên thực hiện theo thỏa thuận của các bên, có thể là thỏa thuận tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm hoặc thỏa thuận tại bất kỳ thời điểm nào khác trong qua trình thực hiện giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì mới việc xử lý theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện xử lý tài sản bảo đảm một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
b) Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm.
Điều 325 BLDS 2005 quy định:
“Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:
1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;
2. Trong truờng hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;
3. Trong truờng hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm”.
c) Phương thức xử lý tài sản bảo đảm.
Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, ngoài 3 phương thức như quy định trước đây (bán tài sản bảo đảm, nhận tài sản bảo đảm thay thế cho nghĩa vụ và nhận tiền, tài sản từ bên thứ ba), khoản 4 điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có thêm quy định: Phương thức khác do các bên thoả thuận. Như vậy, nếu như trong hợp đồng có dự liệu hoặc trong quá trình thương lượng, các bên đạt đến thoả thuận về một phương thức xử lý khác thì nội dung ấy được xem là có hiệu lực thi hành (ví dụ: bán nợ đồng thời chuyển nhượng quyền xử lý tài sản bảo đảm, …).
d) Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm.
Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì người xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhưng không được trước bảy ngày đối với động sản và mười lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (Điều 62 Nghị định 163/2006/NĐ-CP). Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, kể từ thời điểm quyền xử lý tài sản có hiệu lực trên thực tế (Khoản 2 điều 61 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).
e) Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.
Khoản 2 điều 70 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc hợp đồng mua bán với chủ sở hữu tài sản thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản sẽ được dùng thay thế cho các loại giấy tờ này. Đây là một quy định rất hợp lý, với việc định ra một giải pháp thay thế đơn giản (kỹ thuật chứng minh một sự kiện pháp lý mà các cơ quan tư pháp thường áp dụng) đã giải quyết một tồn tại trước đây mà các tổ chức tín dụng thường hay gặp và phải tốn kém nhiều công sức, thời gian để tháo gỡ - đó là khi chủ tài sản bảo đảm bất hợp tác trong việc hoàn thiện hồ sơ chuyển nhượng tài sản bảo đảm. Vấn đề còn lại có lẽ chỉ là việc các cơ quan quản lý sẽ thừa nhận và triển khai thực hiện như thế nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?