Từ chối nhận di sản thừa kế để thế chấp

Nhà tôi có một mảnh đất 90 mét vuông . Nhà tôi gồm bố tôi , mẹ tôi và  hai anh em tôi , và cùng sống trong mảnh đất trên , bố tôi là chủ sở hữu . Năm 2013 Bố tôi làm ăn kinh doanh cần có vốn nên cả gia đình nhất trí để bố tôi đi cầm sổ đỏ tại ngân hàng để vay 600 triệu . Khi làm thủ tục ở phòng công chứng, Nhân viên công chứng có hỏi là có chia cho các con hay vợ không , nếu không chia thì vợ và các con phải làm thủ tục từ chối di sản thừa kế là mảnh đất 90 mét vuông ở trên thì mới vay được . Gia đình tôi đã chọn phương án là mẹ tôi và 2 anh em tôi làm thủ tục từ chối di sản thừa kế . Cho đến tháng 8 năm 2014 bố tôi tự nhiên đột ngột qua đời , không có di chúc  . Tôi rất lo lắng việc mẹ tôi và hai anh em tôi có được hưởng thừa kế như bình thường không ? và các hàng thừa kế khác có quyền thừa kế không (Tại vì bố tôi còn có 3 cô chú là em ruột và các chú ruột của bố tôi vẫn còn sống )? và các thủ tục cần thiết nếu được thừa kế .

1. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tài sản có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bố bạn thì chỉ cần mình bố bạn ký vào hợp đồng thế chấp là có thể thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng được rồi. Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của bố mẹ bạn thì chỉ cần bố mẹ bạn ký hợp đồng thế chấp là được. Nếu tài sản chung của hộ gia đình thì mới đòi hỏi có chữ ký, ý kiến của các anh, chị em bạn.

2. Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đối với tài sản của người đã chết cho cá nhân còn sống hoặc chuyển dịch cho tổ chức. Khi chủ sở hữu tài sản còn sống thì vấn đề thừa kế chưa được đặt ra, người có di sản có thể lập di chúc nhưng di chúc đó cũng chưa có hiệu lực (đến khi người có di chúc chết). Vì vậy, việc cán bộ ngân hàng yêu cầu gia đình bạn phải thực hiện các thủ tục về thừa kế khi vay vốn là không đúng pháp luật, không cần thiết và không có giá trị pháp lý.

3. Vấn đề từ chối di sản, khước từ di sản được quy định tại Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, "thời hạn từ chối di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế" (ngày người có di sản chết). Vì vậy, khi bố bạn chưa chết mà anh chị em bạn đã từ chối nhận di sản là chưa có giá trị pháp lý. Nếu nay bố bạn qua đời không để lại di chúc thì di sản của bố bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất (ông bà bạn, mẹ bạn và các anh, chị, em bạn ) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Từ chối nhận di sản thừa kế
Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Từ chối nhận di sản thừa kế
Hỏi đáp mới nhất về Từ chối nhận di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Người thừa kế có được từ chối nhận di sản để không phải trả nợ cho người để lại di chúc không?
Hỏi đáp pháp luật
Mất quyền từ chối nhận di sản thừa kế
Hỏi đáp pháp luật
Từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Từ chối nhận di sản thừa kế
Hỏi đáp pháp luật
Việc từ chối nhận di sản thừa kế
Hỏi đáp pháp luật
Quyền từ chối nhận di sản thừa kế là nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Từ chối nhận di sản thừa kế.
Hỏi đáp pháp luật
Có thể từ chối nhận di sản thừa kế của bố để lại hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Từ chối nhận di sản thừa kế thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Từ chối nhận di sản thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Từ chối nhận di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Từ chối nhận di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào