Xử lý tình trạng ô nhiễm không khí
Hiện nay, người dân trên địa bàn thành phố đã và đang thu hoạch lúa, các hộ dân thường đốt rơm, rạ tại ruộng để lấy tro sử dụng. Việc đốt rơm, rạ đã gây ô nhiễm môi trường không khí (làm phát thải khí CO2, CO và NOx) gây hiện tượng khói mù làm cay mắt, hạn chế tầm nhìn của người và phương tiện tham gia giao thông ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu và bất thường.
Tình trạng đốt rơm rạ đã xảy ra trong vài năm trở lại đây nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt để do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý còn gặp nhiều khó khăn, công tác tuyên truyền, vận động nhằm hạn chế đốt rơm rạ của các cấp chính quyền, đoàn thể đặc biệt là các cấp chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, ý thức của người dân còn chưa cao.
Trước thực trạng này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo, tham mưu cho Thành phố Hà Nội ban hành một số giải pháp cụ thể:
- Ngày 13/01/2012, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc không khí cố định trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, trong đó giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức và triển khai thực hiện quy hoạch.
- Để hạn chế và giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường không khí do tình trạng đốt rơm rạ, định kỳ trước và trong thời gian người dân tiến hành thu hoạch lúa, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn đồng thời có thông báo, yêu cầu các hộ dân hạn chế việc đốt rơm, rạ để tránh hiện tượng nêu trên, đặc biệt khu vực giáp đường giao thông, khu dân cư thị trấn, thị tứ để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và các hoạt động trên địa bàn Thành phố. Các địa phương cần tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện phương pháp cổ truyền, làm dầm (cày ấp rạ) nhằm tăng cường phân mùn cải tạo đất, vận động bà con cam kết và thực hiện tốt việc không đốt rơm bừa bãi, không xả rơm rạ xuống kênh tưới tiêu, nên có một điểm tập kết rơm rạ thuận tiện để xử lý hoặc ủ làm phân, hoặc phơi khô làm thức ăn dự trữ cho trâu bò chống rét mùa đông.
- Trong thời gian tới, đồng thời với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền vận động nhân dân hạn chế đốt rơm rạ, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cũng như kêu gọi các tổ chức, cá nhân có công nghệ phù hợp để xử lý, tận dụng rơm rạ trở thành nguồn vật liệu bổ sung, phân vi sinh hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác.
Trước thực trạng bức xúc về ô nhiễm môi trường không khí, quan điểm và định hướng của thành phố Hà Nội là xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, ưu tiên thiết lập mạng lưới các trạm quan trắc chất lượng không khí cố định. Tập trung quan trắc xác định những khu vực ô nhiễm trọng điểm (khu vực nội thành, khu vực phát triển xây dựng...) để từ đó đưa ra những biện pháp giảm thiểu, khắc phục khả thi. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa và đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Quy hoạch mở rộng các khu không gian công cộng và phát triển không gian xanh đô thị để điều hòa tiểu khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hợp đồng mua buôn điện mẫu áp dụng từ ngày 30/12/2024?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?