Mặt chủ quan của tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội

Nhận biết mặt chủ quan của tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội qua dấu hiệu nào?

Người phạm tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý (trực tiếp), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của người mà mình không truy cứu là hành vi phạm tội, nhưng cố tình không truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
    Điều luật quy định “biết rõ là có tội” tức là người phạm tội phải biết rõ người mà mình không truy cứu trách nhiệm hình sự là có tội; nếu do trình độ nghiệp vụ non kém hoặc vì lý do khách quan khác mà người có thẩm quyền không biết rõ người mà mình không truy cứu trách nhiệm hình sự là có tội, thì cũng không phạm tội này.
 
    Biết rõ là có tội là tự bản thân người có thẩm quyền biết, nhưng cũng có trường hợp do người khác nói cho biết, nhưng vẫn cố tình không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Đây là vấn đề phức tạp không phải mọi trường hợp đều xác định được ý thức chủ quan của người phạm tội. Thông thường, khi đã có chủ ý không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, người phạm tội thường đổ lỗi do trình độ, nghiệp vụ non kém và theo họ thì không có tội.
 
    Trường hợp Viện kiểm sát hoặc Tòa án trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung vì còn lọt người, lọt tội hoặc phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nặng hơn, nhưng Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ quan điểm không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mà Viện kiểm sát hoặc Tòa án cho là có tội. Trong số này có nhiều trường hợp Tòa án cấp giám đốc thẩm phải hủy bản án để điều tra, truy tố lại nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có tội mà Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát không truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy đối với trường hợp này, có coi hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự của người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát là hành vi biết rõ người mà mình không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội hay không?
 
    Thực tiễn xét xử chưa có trường hợp nào tương tự bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, vì người có thẩm quyền trong Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đều lấy lý do là do trình độ, do nhận thức chứ không phải cố ý. Tuy nhiên, với tinh thần cải cách tư pháp hiện nay, nếu có căn cứ xác định người có thẩm quyền đã biết rõ người mà mình không truy cứu trách nhiệm hình sự là có tội, mà vin vào trình độ hoặc dùng “quyền” của mình để không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội đã được cấp Giám đốc thẩm kết luận là có tội, thì cũng cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự người này về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội mới có tác dụng đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
 
    Nếu người có thẩm quyền do thiếu trách nhiệm không kiểm tra, để cho cấp dưới báo cáo sai dẫn đến không quyết định khởi tố, kết luận điều tra hoặc không truy tố người có tội mà gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Nguyễn Mạnh C là Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an thành phố H đã không kiểm tra, chỉ nghe điều tra viên Phạm Viết X báo cáo sai sự thật về các tình tiết của vụ án nên đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với Vũ Đình H cùng với một số tên khác giết người.
 

Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Công an triệu tập nhiều lần nhưng không thực hiện thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khai báo gian dối trong vụ án hình sự thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi khai báo gian dối thì bị tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội thuộc theo khoản 1 Điều 312 BLHS (tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội thuộc theo khoản 2 điều 312 (tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 306 BLHS (tội cản trở thi hành án)
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 306 BLHS (tội cản trở thi hành án)
Hỏi đáp pháp luật
Tội cản trở thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Cản trở thi hành án, bị xử lý ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp phạm tội theo khoản 3 Điều 302 BLHS (tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ)
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Thư Viện Pháp Luật
273 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào