Lỗi trong việc gây tai nạn giao thông

Xin chào Luật sư! Thưa luật sư vừa qua gia đình em có sảy ra sư việc đau lòng trên mà chưa rõ cách sử lý, em mong luật sư trả lời giúp em ạ. Anh trai em năm nay 25 tuổi, đã có vợ và 1 con nhỏ, anh  làm nghề lái xe tải (lái thuê) lúc đi giao hàng, khi anh em di xe sang đường (có xin nhang ) thì không may có một người điều khiển xe máy đi cùng chiều sang đường mà không xin nhang và không đội mũ bảo hiểm, trong người còn có rượu bia nữa. Khi sang đường không may đâm vào xe ô tô của anh trai em (phần bánh sau xe ô tô) rồi văng vào thành xe và bắn ra lề đường. Ngay sau đó anh trai em đã lái xe quay lại chỗ anh ta và đưa anh ta đi bệnh viện cấp cứu bằng xe taxi. Tuy nhiên đến chiều tối cùng ngày thì anh ta tử vong. Trước mắt gia đình em đưa  cho gia đình họ 10 triệu đồng để về lo ma và ngay hôm sau nhà em đã xuống nha anh ta để chia buồn. Bây giờ gia đình muốn giải quyết tình cảm với họ nhưng họ đòi gia đình anh em phải bồi thường cho họ 80 triệu trong khi đó gia đình anh trai em thuộc hộ nghèo nên không có đủ số tiền trên cho họ. Vậy xin luật sư trả lời giúp em rằng nếu xét sử ở tòa thì anh trai em có phải đi tù không và phải đền bù gia đình họ là bao nhiêu? Theo như em được biết thì người đàn ông bị tai nạn kia giờ đang nuôi 3 con nhỏ, một người bố bị mù và  người vợ. Về phần anh em hôm xảy ra tai nạn thì anh đã đi đúng phần đường của mình, không uống rượu bia, có giấy phép lái xe đầy đủ. Về phía công an giao thông đã làm xong hồ sơ, họ muốn hai gia đình giải quyết tình cảm trước mắt sau đó mới đưa ra  tòa xét sử. Gia đình em rất lo lắng, xin luật sư trả lời giúp gia đình em và tư vấn giúp gia đình em xem lúc này gia đình em nên làm gì. Em xin chân thành cảm ơn luật sư. Chào luật sư!

Quan trọng nhất trong trường hợp này là xác định lỗi của ai? Từ việc xác định chính xác lỗi thuộc về ai thì mới có quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh.

Sự việc này cũng đang được cơ quan chức năng thụ lý giải quyết nên trước mắt việc hai gia đình thỏa thuận, thương lượng giải quyết với nhau luôn được ưu tiên để khắc phục hậu quả đã xảy ra cũng như làm giảm nhẹ trách nhiệm trước pháp luật khi vụ việc phải xét xử theo thủ tục của vụ án hình sự.

Theo quy định tại Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Yếu tố quan trọng nhất đối với tội danh này là có sự vi phạm quy định về an toàn giao thông hay không? Nếu anh trai em vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 202.

Bên cạnh trách nhiệm hình sự thì người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại dân sự khi sức khỏe tính mạng bị xâm hại. Đồng thời phải bồi thường tổn thất tinh thần cho thân nhân người bị hại, nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người đang lệ thuộc người bị hại theo quy định tại Điều 610 Bộ Luật Dân sự năm 2005:

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Với các thông tin em nêu thì trường hợp này cũng có những lỗi nhất định của người bị thiệt mạng, việc xác định lỗi của người bị hại sẽ có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho anh trai em.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
194 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào