Hợp đồng miệng có được pháp luật công nhận
Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
Các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành chỉ quy định hình thức hợp đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực, còn hợp đồng mua bán tài sản (nói chung) không nhất thiết phải lập thành văn bản nên thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa bạn và người bán hàng, về nguyên tắc, cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên.
Tuy nhiên, do thỏa thuận bằng lời nói nên giá trị chứng minh rất thấp, nếu khởi kiện ra tòa án, bạn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu bên kia phủ nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?