Tội đồng phạm giết người xử bao nhiêu năm
Vì không được nghiên cứu hồ sơ vụ án nên chúng tôi chỉ đưa ra ý kiến trên nguyên tắc chung như sau:
Theo quy định tại Điều 93 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Theo đó, người nào giết giết người thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm q khoản 1 Điều 93 thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 20 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về Đồng phạm như sau:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2 . Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Theo quy định tại Điều 20 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 trong đó có đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành và đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong vụ án có tính chất đồng phạm, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Nếu một mình anh trai bạn đi mua hung khí cho cả nhóm rồi lên kế hoạch và cùng các thanh niên khác đến tìm nhóm thanh niên kia để thực hiện tội phạm thì có thể anh bạn giữ vai trò là “người tổ chức”. Điều đó khẳng định vai trò và nhiệm vụ của anh bạn trong việc thực hiện tội phạm cao hơn những đồng phạm khác. Có thể vì vậy mà mức phạt của anh trai bạn cao hơn các đồng phạm khác.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 248 BLTTHS năm 2003 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Chỉ trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó thì bản án hoặc quyết định của Tòa án có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?