VPĐD nhập hàng mẫu để đào tạo nha sĩ trong nước.

Chúng tôi là VPĐD cho 1 công ty chuyên về Thiết bị Nha khoa của Mỹ. Theo kế hoạch, hằng năm VP chúng tôi cần nhập 1 số bộ dụng cụ nha khoa (bao gồm: trâm lấy tủy, keo nha khoa, trâm lấy vôi, vật liệu bít ống tủy, ống bơm tiêm...)  dùng làm hàng mẫu phục vụ công việc đào tạo, huấn luyện, nâng cao thao tác của các nha sĩ trong nước, từ đó tăng doanh số bán hàng. Những hàng mẫu này chia làm 2 loại: 1. Hàng không trả tiền: Công ty mẹ gửi hàng free of charge cho văn phòng đại diện. 2. Hàng phải trả tiền: VPĐD cảm thấy cần thiết phải chủ động mua và trả tiền cho công ty mẹ để có hàng mẫu làm công tác tiếp thị (huấn luyện, đào tạo...)  Câu hỏi đặt ra là VPĐD chúng tôi có thể nhập hàng như trên được không? Có cần những giấy phép gì? Thủ tục ra sao?

Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép

Quyền của Văn phòng đại diện

1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện

1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.

3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.

4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu công việc nêu trên của các bạn không trực tiếp tạo ra lợi nhuận tại Việt Nam thì các bạn vẫn được phập khẩu các thiết bị đó. 

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
202 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào