Bạn nợ tiền mua điện thoại đã 2 năm làm sao đòi
Trường hợp của bạn tôi có ý kiến như thế này nhé. Việc cho mượn tiền, mua thiếu bán chịu bằng miệng với nhau, không lập văn bản hợp đồng gì, sẽ rất khó có bằng chứng để bạn tố cáo ra công an hoặc kiện ra tòa án.
Trước tiên, bạn làm một cái đơn thưa (viết thành 2 bản, nộp 1 bản giữ lại 1 bản) gửi đến UBND phường/xã nơi bạn của bạn cư trú, nhờ UB hòa giải. Trong đơn, bạn nêu nội dung chính sau đây: họ tên, năm sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú của bạn; họ tên, số CMND, ngày cấp, nơi cấp (nếu biết), địa chỉ thường trú của người bạn đó; thời điểm cho mượn tiền (nếu có tính lãi thì nêu rõ), bán chịu điện thoại; số tiền cho mượn; số lượng điện thoại bán chịu, đơn giá bán/cái; tổng số tiền cho mượn và bán chịu điện thoại; nhãn hiệu và model của từng chiếc điện thoại (vd: Nokia 5800 XpressMusic); đề nghị UB hòa giải và lập biên bản hòa giải theo hướng yêu cầu bạn đó phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ 5,2 triệu đồng trong một thời hạn ngắn, dài nào đó (tùy bạn cân nhắc quyết định); tài sản hợp pháp của người đó làm vật bảo đảm cho việc thanh toán nợ (chiếc xe gắn máy, chẳng hạn).
Tại buổi hòa giải, bạn cần phải yêu cầu người bạn đó xác nhận nội dung giao dịch như được nêu ở trên (trong đơn) là đúng và cam kết trả nợ (bằng vật bảo đảm) và đề nghị UB ghi nhận rõ, cụ thể như vậy trong biên bản hòa giải. Bạn nhớ "xin" UB 1 bản biên bản. Sau khi có biên bản hòa giải rồi, nếu quá hạn cam kết thanh toán mà người đó không hoàn trả tiền cho bạn thì bạn đã có bằng chứng để tố cáo ra công an hoặc kiện ra tòa án.
Nếu, cũng tại buổi hòa giải, hai bên "tranh cãi" về tổng số tiền nợ và cuối cùng gút lại là dưới 4 triệu đồng thì sau khi quá hạn thanh toán mà người đó không thanh toán, bạn lại làm đơn thưa gửi UB đề nghị UB xử phạt vi phạm hành chính đối với người đó về hành vi gây thiệt hại đến tài sản của bạn (cụ thể hành vi gì thì còn tùy, bạn cần nói rõ thêm). Biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp cho bạn nhưng sẽ được lưu giữ tại UB. Sau này, khi bạn đề nghị, cơ quan chức năng sẽ thu thập chứng cứ này cho bạn. Hoặc giả, bạn có mặt tại chỗ, tại thời điểm UB xử phạt vi phạm hành chính nói trên, bạn có thể "xin lại" hai văn bản này từ người bạn của mình để làm bằng sau này.
Bạn tố cáo ra công an phường/xã chỉ khi người bạn đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của bạn hoặc khi người đó sử dụng tài sản có được từ bạn để dùng vào mục đích bất hợp pháp (chơi đề, cá độ, đánh bài …) để rồi không còn tiền trả nợ cho bạn. Hoặc, nếu số tiền nợ ghi trong biên bản dưới 4 triệu đồng và người bạn đó đã bị xử phạt hành chính, sau đó bạn để ý phát hiện người đó vay mượn tiền của người thứ ba rồi lại không trả, bạn đề nghị người thứ ba hợp tác với bạn tố cáo người bạn đó đến cơ quan công an. Người thứ ba cũng cần làm đơn thưa người bạn này ra UB trước như trường hợp của bạn trước khi bạn và người thứ ba phối hợp tố cáo "con nợ".
Nếu không phải trường hợp nêu trên thì đây là quan hệ dân sự về vay mượn, mua bán bình thường. Vụ việc này tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên, vì ở chỗ quan hệ bạn bè thân tình, tôi nghĩ bạn nên gặp mặt trực tiếp người bạn, gia đình người đó để thông tin và đòi nợ hơn là nhắn tin, điện thoại đòi nợ sẽ không hiệu quả. Hơn nữa, số tiền nợ 5,2 triệu đồng không bù đắp công sức, thời gian đi hầu kiện (dân sự) của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?