Quyền sỡ hữu trí tuệ trong công nghiệp

Xin chào Luật sư!  Em có một thắc mắc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ về công nghiệp, em xin trình bày: Bạn em có làm một đề tài áp dụng đèn led trong ứng dụng cây trồng nghiên cứu sinh của mình. Quá trình làm đề tài anh ấy đã sáng tạo ra một ý tưởng về hệ thống mạch điện một chiếu không dây để áp dụng vào đề tài này... (do anh ấy tự sáng tạo ra thêm) và sau đó anh đặt vấn đề với một người có kinh nghiệm về điện tử và thuê anh ta làm cái hệ thống mạch điện này. Tiền và kinh phí là của riêng bạn em trả cho người thợ này. tuy nhiên đề tài " ứng dụng đèn led trong ứng dunlg cây trồng " dưới sự chủ nhiệm của một vị Phó giáo sư. Trong đề tài nầy không có bắt buộc phải có hệ thống mạch điện không dây này (do bạn em sáng chế ra trong quá trình làm đề tài này) . Vậy cho em hỏi bạn em có quyền được đang ky bảo quyền sang chế/ giãi pháp hữu ích trong trường hợp này không?  Bạn em là đang làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực công nghệ sinh học. Em xin cảm ơn!

Một đối tượng sẽ được xem xét cấp bằng độc quyền sáng / bằng độc quyền giải pháp hữu ích khi đáp ứng được điều kiện quy định tại điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Theo điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, người có quyền đăng kí sáng chế bao gồm

“1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.”

Căn cứ vào quy định trên và những gì bạn cung cấp thì bạn của bạn có quyền đăng kí sáng chế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để được cấp bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích thì “hệ thống mạch điện một chiều không dây” phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ về sáng chế/giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
257 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào