Bỏ mặc không chăm sóc mẹ kế già yếu, xử lý thế nào?

Gần nhà tôi có một cụ bà năm nay 75 tuổi ở cùng với con riêng của chồng (vì cụ không có con). Mặc dù cụ tuổi đã cao nhưng vẫn phải bươn chải kiếm sống, hàng ngày đi nhặt phế liệu để sống vì người con không hề quan tâm, chăm sóc cụ. Cần nói thêm là, trước đây cụ đã từng chăm sóc, nuôi nấng người con này từ khi mới 10 tuổi đến khi người con này tự lao động kiếm sống (17 tuổi) . Xin hỏi, việc người con không quan tâm, chăm sóc mẹ kế như vậy có đúng không, pháp luật có quy định nào về vấn đề này?

Tại khoản 16, Điều 3 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

“Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.

Tại khoản 2, Điều 79 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

“Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định của Luật này (khoản 2, Điều 70: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình- khoản 2, Điều 71: Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ)”.

Điều 50 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình quy định về Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Đối chiếu với các quy định trên thì mẹ kế là thành viên trong gia đình, do vậy việc bỏ mặc không chăm sóc mẹ kế như trên là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi này, tuỳ theo mức độ sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi mẹ kế có yêu cầu.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào