Sử dụng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bị xử lý như thế nào?

Cơ sở sản xuất giá đỗ của ông T ở phường T, quận H có quy mô sản xuất khá lớn, mỗi ngày cho ra thị trường hàng vài trăm kg giá. Tuy nhiên, vừa qua cơ quan chức năng của quận H đã tiến hành kiểm tra và phát hiện cơ sở sản xuất giá của ông T đã sử dụng một loại hóa chất không rõ nguồn gốc nhằm làm giá nhanh phát triển, đẹp hơn và đặc biệt là trọng lượng giá tăng lên gấp nhiều lần. Cụ thể, cơ sở sản xuất giá của ông T đã sử dụng một loại hóa chất mua trôi nổi trên thị trường pha vào nước, sau đó tưới lên những chiếc thùng đang ủ giá. Nhờ có hóa chất này, cơ sở sản xuất giá của ông T thu lời cao trong thời gian dài. Ông T cũng thừa nhận việc sử dụng hóa chất để sản xuất giá là nguy hại cho người tiêu dùng nhưng do ham lợi nên vẫn làm. Đề nghị cho biết hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất giá của ông T sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 5 luật an toàn thực phẩm quy định những hành vi bị cấm. Theo đó, tại  Khoản 3 quy định cấm sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Tại Điều 7 quy định Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

4. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Như vậy, hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất giá đỗ của ông T đã vi phạm quy định cấm tại khoản 3 Điều 5 của Luật an toàn thực phẩm. Với hành vi vi phạm này, ông T sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP). Ngoài ra ông T còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất giá đỗ từ 04 tháng đến 06 tháng và buộc tiêu hủy số hóa chất, giá đỗ được làm bằng hóa chất.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
474 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào