Lối đi khi mua nhà đất

Tôi đã đặt cọc để mua một miếng đất 30m2 tách ra từ miếng khoảng 100m2 (sổ đỏ chính chủ). Hiện nay xung quanh mảnh 100m2 đều là nhà, ngoại trừ 1 mặt có ngõ vào, tuy nhiên chỉ có 1 cổng đi từ ngõ vào miếng đất đó, do trước mặt miếng đất có 2 dải đất nhỏ thuộc 2 loại: - Dải đất giáp ngõ đi công cộng: trước đây là đất của công ty nhà nước, sau là toilet công cộng và bây giờ xây nhà nhưng bỏ không không ai dùng (tầm 6m2 mỗi bên cổng) - Dải bên trong giáp với miếng đất là cống ngầm trên đổ bê tông rộng rầm 40 phân tùy chỗ nghe nói cũng là đất lưu không, chạy dọc "mặt tiền" của miếng đất   Miếng 30m2 nhà tôi nằm bên trong miếng đất là toilet công cộng đó (ở giữa là 1 phần cống). Khi xin tách thửa, nhà bán không đồng ý tách 1 lối đi chung nằm trong miếng đất có sổ đỏ của họ cho nên họ không vẽ vào hồ sơ kỹ thuật, do vậy trên bản đồ kỹ thuật nhìn giống như miếng đất giáp trực tiếp với ngõ và miếng nhà tôi mua cũng tương tự giáp ngõ, do vậy quận đã ra công văn cho tách. Tuy vậy, thực tế nhà tôi chỉ có lối đi duy nhất là qua cổng chung sau đó rẽ vào cống chung (rộng tầm 40 phân) để vào nhà tôi. Nhà chủ có cho đi qua đất nhà họ (làm văn bản cam kết) nhưng chỉ là đi nhờ chứ thực tế chung tôi không có quyền hợp pháp trên lối đi đó. Vậy xin hỏi:  - Nếu trong tương lai, có tranh chấp ở cổng và cống thuộc đất lưu không đó thì gia đình nhà tôi có được quyền đi qua lối đó nữa không? Đất lưu không có bị thu hồi và kết quả nhà tôi bị mất lối đi duy nhất hay không? - Nếu nhà tôi bị mất lối đi duy nhất (do nhà nước lấy chẳng hạn) thì nhà tôi có quyền yêu cầu lối đi khác hay không, và nếu phải bồi thường để có lối đi thì mức bồi thường căn cứ vào đâu đề tính.

Vấn đề bạn hỏi thuộc quy định về lối đi qua bất động sản liền kề. Bạn hãy tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự để biết nhé:

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
223 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào