Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bị xử phạt như thế nào?

Trường Tiểu học T, thuộc huyện H tổ chức bếp ăn tập thể cho Giáo viên và học sinh trong Trường với 190 suất ăn/ lần phục vụ. Thời gian gần đây, phụ huynh học sinh thấy Nhà trường nhập rau xanh của một số hộ dân trồng rau trên địa bàn không bảo đảm an toàn thực phẩm nên đã phản ánh với Ban Giám hiệu Nhà trường, tuy nhiên vụ việc vẫn tiếp diễn. Theo tìm hiểu thì được biết Trường tiểu học T không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Xin hỏi việc Trường tiểu học T kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó đã phân cấp cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

“1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:

a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.

2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

3. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.”

Công văn số 921/HD-SYT ngày 11/02/2015 hướng dẫn thực hiện Thông tư số 47/2014/TT-BYT về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thì UBND quận, huyện, thị xã được phân cấp quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sau:

“- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do quận, huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận và do Chi cục VSATTP cấp giấy chứng nhận trên địa bàn;

- Bếp ăn tập thể, căng tin tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn quản lý; các bếp ăn tập thể của các cơ quan tổ chức có quy mô từ 50 suất đến dưới 200 suất/lần phục vụ.”

Điều 24 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm. Theo đó hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị xử phạt hành chính như sau:

“1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.

2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.

3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 01 tháng;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm giả.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 1, Điểm đ Khoản 2 và Điểm đ Khoản 3 Điều này.”

Như vậy, đối chiếu với quy định trên, việc Trường tiểu học T kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
301 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào