Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu và thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Đầu tháng 8 năm 2013, được sự giới thiệu của anh T (bạn học cùng lớp tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân) về dịch vụ chạy công việc làm vào tất cả các hệ thống ngân hàng, tôi cùng cô ruột và em họ đến gặp chị H(chị họ của T) và bạn chị H là chị L. Cuộc gặp xoay quanh vấn đề cô tôi bày tỏ nguyện vọng muốn xin việc cho em tôi vào các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà nội, trước đó tôi đã gửi hồ sơ gồm bằng cấp và các giấy tờ liên quan của em  và được bên kia xác nhận là xin được việc vào ngân hàng. Sau khi có sự thống nhất giữa các bên về chi phí chạy việc cũng như nơi làmviệc sau này, ngày 23.08.2013 cô  và em gặp bên kia gồm chị H và Chị L giao 140 triệu VNĐ tiền đặt cọc (1 nửa số tiền chạy việc) và viết biên bản giao nhận tiền (đã đính kèm bên dưới). Người đứng tên ra nhận tiền và kí biên bản nhận là chị L đã hẹn trong 2 tháng sẽ xin cho em tôi vào làm giao dịch viên tại Ngân hàng VP Bank  cụ thể là chi nhánh nằm trên đường Phố Huế. Sau 2 tháng trôi qua, bên chị L vẫn chưa xin được việc cho em tôi, mà xin gia đình cô tôi gia hạn cho thêm thời gian 2 tháng nữa để tiếp tục xin việc. Gia đình tôi đồng ý chờ nhưng sau thời gian đó chị L vẫn không xin được cho em tôi vào ngân hàng với lý do bằng cấp không đạt ( vì là bằng cao đẳng nghề ĐH Bắc Hà). Chị L còn cố giới thiệu cho em tôi các công việc khác song các công việc này hoàn toàn không thỏa đáng với chi phí do cô tôi bỏ ra như là đến làm trợ lý văn phòng bất động sản kiêm nhiệm việc nấu cơm cho chủ văn phòng tại đường Lạc Long Quân nhằm mục đích nói rằng đã cố xin việc cho em tôi và không muốn hoàn trả số tiền như đã cam kết. Không đồng ý với việc này tháng 11 năm 201, cô tôi và em  dứt khoát yêu cầu bên chị L hoàn trả số tiền, ban đầu chị L nói nếu trả sẽ trả hết 140 triệu VNĐ tuy nhiên sau khi gia đình tôi kiên quyết đòi mà không xin việc nữa chị ta nói sẽ trừ 30 triệu tiền chè nước. Gia đình tôi không đồng ý về sau do tình hình quá căng thẳng và tâm lý sợ mất tiền nên gia đình tôi đã thỏa thuận chỉ lấy lại 120 triệu VNĐ còn 20 triệu VNĐ để cho bên kia. Hiện tại, qua gần 5 tháng bên chị L mới hoàn trả cho gia đình tôi được 44 triệu vẫn còn thiếu 76 triệu, tiến độ trả rất chậm nhiều nhất là 16triệu 1 lần và ít nhất là 3 triệu 1 lần và còn nói phải đợi chị đi làm ăn bao giờ có tiền thì trả. Thiết nghĩ,việc chờ đợi này là không đáng có và số tiền bên chị L còn nợ có giá trị tương đối lớn với gia đình cô tôi trong điều kiện hoàn cảnh cô  đã li hôn với chồng và phải nuôi 2 con gái . Do vậy, tôi rất mong muốn nhận được sự tư vấn pháp luật trong trường hợp này để giúp cô tôi  sớm đòi được số tiền còn nợ từ phía chị L. Theo nghiên cứu và đọc qua tài liệu về giao dịch dân sự của bản thân, tôi có thắc mắc liệu có thế dùng điều khoản 128 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về Giao dịch dân sự vô hiêu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và điều 137 bộ luật dân sự 2005 về “hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu” để chứng minh rằng nội dung giao dịch dân sự này không được pháp luật cho phép và khi giao dịch dân sự này vô hiệu các bên có nghĩa vụ hoàn trả lại những gì đã nhận và bồi thường thiệt hại cho bên bị hại hay không? Ngoài ra, tôi muốn hỏi thêm cô tôi có thể làm thủ tục khởi kiện vụ án dân sự này ở đâu? Hồ sơ, thủ tục cần những gì? Ngoài ra, tôi có một vài thông tin được cung cấp thêm như sau - Chị H và L,sinh năm 1988 có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội - Cô sinh năm 1966 đăng kí hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh - Em tôi sinh năm 1990 đăng kí hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh, hiện đăng kí tạm trú tại Hà Nội - Việc giao nhận tiền kí biên bản được thực hiện tại Hà Nội, cụ thể tại quán café trên đường Hồ Đắc Di. - Mọi người tham gia giao dịch dân sự này và có liên quan đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Theo qui định của pháp luật dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Tuy nhiên trong trường hợp này giữa các bên đã có thỏa thuận một giao dịch trái qui định của pháp luật (chạy xin việc) do đó giao dịch này sẽ không được pháp luật bảo vệ vì đã vi phạm điều 128 BLDS 2005 là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và để giải quyết giao dịch dân sự khi bị vô hiệu, pháp luật cũng có qui định thêm ở điều 137 BLDS 2005 là khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên phải hoàn trả những gì đã nhận của nhau và khôi phục lại tình trạng ban đầu. 

Như vậy, trong trường hợp này bên bị hại có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu và buộc các bên phải hoàn trả lại tiền đã giao nhận trước đây.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
226 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào