Chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động tự ý bỏ việc

Tôi là trưởng phòng Hành chính - Nhân sự của 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu, đề nghị các anh chị tư vấn một việc như sau: Công ty chúng tôi ký kết hợp đồng lao động với công nhân, thời hạn xác định 1 năm và có thể được tiếp tục ký lại. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp sau khi nghỉ thai sản, nghỉ lễ, tết dài ngày, nghỉ phép đã tự ý bỏ việc. Xin hỏi, Công ty chúng tôi có thể chấm dứt hợp đồng lao động với những người này được không? Đồng thời, chúng tôi có thể yêu cầu họ bồi thường, hoàn trả chi phí đào tạo ban đầu hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động tự ý nghỉ việc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nếu:

"3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp được quy định trong nội quy lao động."

Theo Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 thì:

"1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Như vậy, Công ty bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động  đối với những công nhân tự ý nghỉ việc thì phải đủ có căn cứ sau:

- Những công nhân lao động đã tự ý nghỉ việc 5 ngày trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên, hoặc 20 ngày trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên

- Không có lý do chính đáng: theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và theo quy định của nội quy lao động.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, theo Khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012,  “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”

Nếu người lao động nữ có làm tạm hoãn hợp đồng lao động được cơ sở y tế chỉ định thì sau 15 ngày kể từ ngày phải đi làm lại mà không có mặt thì người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và phải báo trước ít nhất 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và ít nhất 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn (khoản 2  Điều 38 Bộ luật Lao động 2012).

Về việc yêu cầu người lao động hoàn trả phí đào tạo:

Khoản 3 Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 quy định người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, bao gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Vì vậy, nếu trong Hợp đồng với người lao động có thỏa thuận về việc đào tạo nghề, trách nhiệm hoàn trả phí đào tạo, Công ty bạn có quyền yêu cầu người lao động tự ý bỏ việc hoàn trả chi phí đào tạo ban đầu.

Hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
HR là bộ phận gì? Bộ phận HR có quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chủ thể có quyền giao kết hợp đồng lao động? Việc giao kết hợp đồng lao động được tiến hành dựa trên những nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động là gì? Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử phải có những nội dung chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thử việc khi giao kết hợp đồng lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn có thể được xem là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài có bị thu hồi giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng 111 là hợp đồng gì? Điều kiện ký kết hợp đồng 111 hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
277 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào