Chính sách cho thủ khoa xuất sắc làm việc tại Hà Nội
Theo Điều 2 Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về chính sách trọng dụng nhân tài phát triển Thủ đô quy định về đối tượng áp dụng chính sách tuyến dụng và đãi ngộ như sau:
1. Tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành Thành phố đang có nhu cầu.
2. Tiến sĩ có công trình, đề án khoa học và chuyên ngành đào tạo đáp ứng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
3. Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II.
4. Giáo viên, giảng viên có thành tích huấn luyện học sinh, sinh viên đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi, sinh viên xuất sắc, thi tay nghề cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế; huấn luyện viên có thành tích huấn luyện vận động viên đoạt giải theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Vận động viên, văn nghệ sỹ đoạt huy chương vàng hoặc giải nhất tại các kỳ thi chuyên nghiệp quốc gia; huy chương vàng, huy chương bạc hoặc giải nhất, nhì tại các cuộc thi khu vực hoặc thế giới.
6. Chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành, nghệ nhân, người được trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, có sáng kiến, công trình, giải pháp mang tính đột phá được ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Như vậy, trong trường hợp em là sinh viên tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc nhưng phải ở các cơ sở đào tạo đại học ngành, chuyên ngành Thành phố đang có nhu cầu thì em mới được xem xét để tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước của Thành phố Hà Nội.
Theo khoản 1 Điều 3 và Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 quy định về chính sách tuyển dụng và đãi ngộ như sau:
1. Đối với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị quyết này đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức về tuyển dụng và đáp ứng vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị cần tuyển được hưởng chính sách đãi ngộ như sau:
a) Được tiếp nhận hoặc xét đặc cách không qua thi tuyển;
b) Được hưởng hỗ trợ đãi ngộ thu hút một lần bằng 20 (hai mươi) lần mức lương tối thiểu tại thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận;
c) Sau 02 (hai) năm công tác kể từ thời điểm có quyết định tuyển dụng, được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước hoặc nước ngoài, được Thành phố hỗ trợ kinh phí như sau:
- Đào tạo sau đại học ở trong nước, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo gồm: tiền học phí, tiền hỗ trợ hàng tháng đi học bằng 1,5 mức lương tối thiểu, hỗ trợ bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng 30 lần mức lương tối thiểu, luận án tốt nghiệp Tiến sĩ bằng 80 lần mức lương tối thiểu;
- Đào tạo sau đại học ở nước ngoài được hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu Thành phố có chương trình hợp tác cụ thể với nước ngoài hoặc được hỗ trợ hàng tháng thực học bằng 5 lần mức lương tối thiểu nếu đi học sau đại học không dùng ngân sách của Thành phố.
Theo Điều 4 Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 quy định nghĩa vụ, trách nhiệm như sau:
1. Các đối tượng được tiếp nhận hoặc tuyển dụng đặc cách ngoài việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức phải cam kết làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội ít nhất 7 năm, kể từ thời điểm được tiếp nhận hoặc tuyển dụng đặc cách, không tính thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và thời gian cam kết phục vụ sau đào tạo, bồi dưỡng.
2. Các trường hợp tự ý vi phạm cam kết hoặc chấm dứt hợp đồng thỏa thuận trước thời hạn, phải hoàn trả lại các khoản kinh phí được hỗ trợ theo quy định tại chính sách này.
Ngoài ra theo Điều 5 Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013, trong trường hợp em là thủ khoa xuất săc em sẽ được thành phố tuyên dương khen thưởng
Điều 5. Tuyên dương, khen thưởng thủ khoa xuất sắc
1. Thủ khoa xuất sắc là thủ khoa tốt nghiệp hệ chính quy, dài hạn tập trung tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học trên địa bàn Thành phố có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn, công tác Hội sinh viên và phong trào Thanh niên được hội đồng xét chọn của cơ sở đào tạo đề nghị Thành phố tuyên dương, khen thưởng.
2. Thẩm quyền xét chọn
a) Các cơ sở đào tạo đại học thành lập hội đồng để tổ chức xét chọn Thủ khoa xuất sắc;
b) Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt danh sách Thủ khoa xuất sắc.
3. Tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng Thủ khoa xuất sắc.
Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
4. Hình thức tuyên dương khen thưởng Thủ khoa xuất sắc:
a) Tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố;
b) Được ghi danh trong sổ vàng truyền thống của Thành phố;
c) Được nhận phần thưởng bằng tiền hoặc hiện vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?