Chồng có đương nhiên là giám hộ cho vợ không?
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự:
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Vì vợ bạn mất trí nhớ không làm chủ được nhận thức và hành vi vì vậy các giao dịch liên quan đến cô ấy phải thông qua người giám hộ. Vì vậy, bạn đề nghị Tòa án để làm thủ tục tuyên bố vợ là người mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ bạn là người mất năng lực hành vi dân sự thì bạn là người giám hộ đương nhiên theo quy định khoản 1 Điều 62 Bộ Luật dân sự
Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
Khi đó bạn có quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với vợ bạn theo các quy định của Bộ Luật dân sự như sau:
Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Điều 68. Quyền của người giám hộ
Người giám hộ có các quyền sau đây:
1. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;
2. Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
3. Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Điều 69. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Theo quy định trên bạn sẽ là người đại diện cho vợ để thực hiện việc rút khoản tiền tiết kiệm 500 triệu đứng tên vợ tại ngân hàng. Trong trường hợp này bạn có thể rút một phần tiền để thực hiện giao dịch vì lợi ích của vợ bạn như chi phí để phục vụ việc chữa bệnh, chăm sóc cho vợ bạn (thể hiện hóa đơn hóa đơn viện phí...). Bạn yêu cầu ngân hàng cho bạn rút khoản tiền đó. Tuy nhiên với việc rút toàn bộ số tiền trên thì bạn cần phải có thêm sự đồng ý của người giám sát giám hộ (khoản 2 Điều 69 Bộ Luật dân sự).
Khoản 1, Điều 59 Bộ Luật dân sự:
“Điều 59. Giám sát việc giám hộ
1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?