Chia tài sản chung, vợ có trách nhiệm trả nợ với khoản vay chữa bệnh cho chồng không?
Như vậy, tai thời điểm các bạn chia tài sản chung năm 2010 sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.”
Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 30/11/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.
2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.”
Như vậy, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã công nhận việc chia tài sản chung của vợ chồng. Việc vợ chồng bạn chia tài sản chung có hiệu lực pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị đinh 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“ Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định”
Theo khoản 1 Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Theo khoản 2 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
“Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”;
Theo khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “ Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”.
Vì chồng bạn vay tiền để chữa bệnh, chính là thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc chồng ban và bạn đã ly thân không có nghĩa là chấm dứt hôn nhân, Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định có nghĩa bạn và chồng bạn có trách nhiệm trả khoản nợ mà chồng bạn đã vay để chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?