Đóng dấu giáp lai văn bản
Cũng tùy vào từng loại hình của doanh nghiệp, theo quy định tại Nghị định Số: 110/2004/NĐ-CP về văn thư lưu trữ thì Nghị định này áp dụng với: Nghị định này quy định về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
Tại Điều 26 của Nghị định có nêu:
Điều 26. Đóng dấu
1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khái niệm thất nghiệp? Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì?
- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
- Nghị quyết 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 thì gắn cải cách hành chính đồng bộ với nội dung gì?
- Công văn 2220: 14 lĩnh vực trọng tâm định hướng sẽ thanh tra trong 2025?
- Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường là ngày mấy? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường?