Hỏi hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Vào năm 6/2005, do cần tiền nên ba mẹ em vay một khoản tiền 30tr của một người gần nhà (lãi suất 7%/tháng) . Lúc đó, người ấy giữ sổ đỏ của miếng đất và kêu ba mẹ em làm "hợp đồng đặt cọc mua bán" đất (theo mẫu có sẵn,không công chứng) với thông tin đầy đủ của bên A  (ba mẹ em) và bên B (người cho ba mẹ em vay  tiền). Trong phần nội dung của hợp đồng có ghi là bên B có mua một miếng đất trị giá 50tr đồng (thấp hơn giá trị thật của đất thời điểm đó rất nhiều - hơn 500tr đồng) ,thanh toán tiền thành 2 đợt, đợt 1 là 30tr đồng. - Số tiền còn lại 20tr đồng sẽ thanh toán trong 6 tháng, từ 6/2005 đến 12/2005. (ở mục này chủ yếu ghi cho có,chứ không có thanh toán lần nào nữa hết) Trong phần cam kết có ghi rõ như sau : Cam kết cho bên A : Nếu có ai tranh chấp hoặc khi nhận đủ số tiền còn lại nói trên. Bên A phải giao đất theo hợp đồng. Còn ngược lại Bên A không làm đúng theo hợp đồng thì số tiền đặt cọc phải hoàn trả gấp đôi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cam kết cho bên B : Nếu Bên B không thanh toán đúng thời hạn hộp đồng thì xem như số tiền đặt cọc không còn giá trị nữa. Cả ba mẹ em và người ấy cùng ký tên. Từ lần đó đến nay đã hơn 9 năm, lãi suất đã lên rất cao nên ba mẹ em không còn khả năng chi trả nữa. Luật sư cho em hỏi, nếu tính từ thời điểm ký kết hợp đồng đến nay, đã quá 6 tháng để bên B thanh toán số tiền còn lại, như vậy hợp đồng có còn hiệu lực không ? Và nếu ba mẹ em không thể chi trả được, bên B kiện ba mẹ em ra Tòa, dựa vào "hợp đồng đặt cọc mua bán" thì ba mẹ em có bị mất đất không ? Nếu trường hợp ba mẹ em không giao đất, thì có phải sẽ hoàn trả gấp đôi số tiền đặt cọc là 60tr đúng ko ? 

Đây là một việc phức tạp, chồng chéo nhiều mối quan hệ.

Thứ nhất

Về việc lập Hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng thửa đất, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc đặt cọc như sau:

Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo quy định của Điều 358 thì rõ ràng việc đặt cọc nhằm mục đích hướng tới việc giao dịch là chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất. Việc đặt cọc cũng phải có thời gian nhất định - thời gian này đã được cha mẹ em và người đó thỏa thuận là 6 tháng. Sau 6 tháng các bên không thực hiện giao dịch thì không còn giá trị của việc đặt cọc nữa khi đó nếu lỗi thuộc về người mua thì người mua bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại nếu lỗi thuộc về người bán - người chuyển nhượng thì người chuyển nhượng phải trả lại tiền cọc và bồi thường theo thỏa thuận của hai bên.

Thứ hai

Trường hợp này của gia đình em còn liên quan tới việc giao dịch dân sự khác là việc vay mượn tài sản, về nguyên tắc có vay thì phải có trả, nếu đến thời hạn thanh toán mà không trả tiền thì người cho vay có quyền khởi kiện vụ án dân sự để lấy lại số tiền đã cho vay.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
354 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào