Trả nợ hợp đồng vay không kỳ hạn

Tôi cho vợ chồng một người bạn vay 500 triệu đồng, có giấy cho vay nợ nhưng không hẹn ngày trả. Hiện nay vợ chồng người bạn tôi đột ngột bị tai nạn và đều đã qua đời. Vợ chồng người bạn tôi có 2 con và bố mẹ hai bên vợ chồng người bạn đó đều còn sống. Tôi phải làm gì để lấy lại số tiền ? Giấy nợ đó tôi kiện ra tòa có còn hiệu lực hay không?

Theo quy định tại “Điều 471 Bộ Luật dân sự về hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Điều luật này không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản và cũng không yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng vay. Vì vậy, giấy vay nợ viết tay giữa bạn với vợ chồng người bạn vẫn được coi là một hợp đồng vay tài sản và có giá trị pháp lý. Khi một hợp đồng được xác lập sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên và nghĩa vụ của bên vay được quy tại BLDS 2005 như sau:

“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Khoản nợ này do không quy định kì hạn nên nếu muốn lấy lại thì bạn phải thông báo trước cho vay hoặc bên vay có thể trả bất cứ khi nào theo quy định tại Điều 477 BLDS 2005.

“Điều 477. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”

Trường hợp người có nghĩa vụ trả tiền đã mất nhưng vẫn còn tài sản để lại. Khi đó trước khi chia phần di sản thừa kế thì bạn sẽ được thanh toán khoản nợ theo thứ tự ưu tiên thanh toán tại Điều 683 BLDS 2005. Tuy nhiên bạn chỉ được thanh toán trong phạm vi di sản để lại. Trường hợp di sản để lại nhiều hơn khoản nợ thì phần dư ra sẽ được chia thừa kế cho người thừa kế còn nếu không đủ khoản nợ thì sẽ coi như rủi ro.

“Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.”

Do hai con của vợ chồng người bạn còn nhỏ,  bạn có thể yêu cầu hai bên bố mẹ của vợ chồng người bạn  trả nợ cho bạn từ tài sản vợ chồng người bạn để lại. Trong trường hợp họ không đồng ý bạn có thể kiện ra Tòa nơi vợ chồng người bạn cư trú.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
146 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào