Giải quyết tranh chấp với người lao động

Vào ngày 25/11/2013 Công ty tôi có nhận một nhân sự vào làm ở vị trí trưởng phòng kinh doanh, tuy nhiên vẫn chưa ký hợp đồng với nhân sự này. Trong thời gian thời gian làm việc vì không đạt hiệu quả nên Công ty tôi đã giải quyết cho nhân sự này nghĩ việc kể từ ngày 16/02/2014 (2 bên tự thỏa thuận thôi việc bằng miệng không có văn bản). Tính từ thời gian nhân sự này vào làm việc đến ngày làm việc cuối cùng thì số ngày làm việc thực tế của nhân sự này là 62,5 ngày. Các tháng trước đó nhân sự này được hưởng lương đầy đủ theo như thỏa thuận. Tháng cuối cùng nhân sự này làm việc được 12.5 ngày tuy nhiên công ty hiện vẫn chưa thanh toán lương của tháng 2 cho nhân sự này vì còn một số công nợ chưa giải quyết. Đến cuối tháng 4 Công ty có gọi điện thoại đồng thời gởi mail cho nhân sự này đề nghị được gặp trực tiếp tại văn phòng công ty để đối chiếu công nợ đồng thời giải quyết vấn đề thôi việc của nhân sự này tuy nhiên nhân sự này gởi mail trả lời không đồng ý đến gặp trực tiếp đồng thời yêu cầu Công ty phải thanh toán lương vì đã quá 45 ngày kể từ ngày nhân sự này nghĩ việc. Xin luật sư tư vấn giúp Công ty tôi những vấn đề như sau: 1/ Việc Công ty không ký hợp đồng đối với nhân sự này mà xem như hợp đồng thử việc thỏa thuận miệng có vi phạm luật lao động hay không? 2/ Sau khi đối chiếu công nợ và nhận thấy trong quá trình làm việc nhân sự này đã triển khai một số hoạt động kinh doanh nhưng không thông qua kế toán và Ban giám đốc (lấy danh nghĩa Công ty trực tiếp làm việc với các đối tác) gây thiệt hại cho Công ty. Vậy việc Công ty cấn trừ lương của nhân sự này vào các khoản thiệt hại có được hay không? 3/ Công ty tôi không ký hợp đồng thử việc với lao động cũng như các văn bản liên quan đến vấn đề thỏa thuận thử việc vậy người lao động có cơ sở pháp lý nào để kiện Công ty tôi không? 

Các ý kiến của bạn đề ra luật sư trao đổi như sau: 1/ Khi tuyển nhân sự vào vị trí trưởng phòng kinh doanh - được xem là vị trí quản lý cấp trung mà ko giao kết hợp đồng thử việc là không phù hợp quy định của pháp luật vì rõ ràng như bạn thấy đó, nếu công ty không ký hợp đồng thử việc hay hợp đồng lao động chính thức thì sẽ không có có cơ sở để xác lập quan hệ lao động, không có căn cứ để xác định các quyền và nghĩa vụ của người lao động và xử lý khi sai phạm. Việc pháp luật quy định phải giao kết hợp đồng là có lợi cho cả người lao động và công ty chứ không phải chỉ là một phía. 2/ Nếu nhân sự này có sai phạm trong quá trình làm việc thi công ty phải có cơ sở chứng minh sai phạm của họ và yêu cầu họ phải có trách nhiệm trước khi chấm dứt làm việc tại công ty hoặc đã nghỉ việc rồi thì phải giải quyết triệt để. Công ty cũng có quyền trừ lương hay thậm chí là khởi kiện ra tòa để yêu cầu người alo động phải có trách nhiệm. 3/ Cũng như công ty, người lao động muốn kiện công ty thì cũng phải có cơ sở chứng minh có xác lập và tồn tại quan hệ lao động, chứng minh sai phạm của công ty và thiệt hại của mình. Trong trường hợp không có hợp đồng lao động thì hầu như rất khó để cơ quan pháp luật thụ lý và giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết tranh chấp với người lao động
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của tòa án
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo Bộ luật Lao động 2019
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Thư Viện Pháp Luật
328 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào